Quan trắc biến dạng công trình là gì? Những điều bạn cần biết

18/05/2024
194 lượt xem
Hiện nay, quá trình xây dựng phát triển ngày càng nhanh, các công trình như nhà ở, đường sá, thủy lợi,… được xây dựng ngày càng nhiều. Do đó, công tác quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình rất quan trọng. Các số liệu từ công tác này giúp các kỹ sư đưa ra được những đánh giá tổng quan về chất lượng cũng như sự an toàn của công trình để có những phương án xử lý sớm nhất. Vậy quan trắc biến dạng công trình là gì? Trong bài viết hôm nay, Việt Thanh Group sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết về công tác quan trắc biến dạng công trình.
Quan trắc biến dạng công trình
Quan trắc biến dạng công trình

1. Quan trắc biến dạng công trình là gì

Quan trắc biến dạng công trình là công tác quan trọng nhằm xác định mức độ chuyển dịch biến dạng công trình, nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây chuyển dịch biến dạng và từ đó có phương án xử lý, nhằm đảm bảo công trình được vận hành tối ưu và an toàn nhất.

2. Khi nào cần quan trắc biến dạng công trình?

Căn cứ vào khoản 1, điều 16 Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định như sau: “Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình quy định tại Phụ lục VI Thông tư này và các công trình có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình bắt buộc phải được quan trắc. Các bộ phận công trình cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình (ví dụ: dàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính của công trình, khán đài sân vận động, ống khói, si lô,…)”. Việc quan trắc biến dạng công trình phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình thi công xây dựng công trình và kết thúc khi độ chuyển vị của công trình đạt được sự ổn định

Các số liệu cụ thể của quan trắc và các biểu hiện bên ngoài công trình sẽ chứng minh cho khả năng hoạt động ổn định của các kết cấu trên công trình là đủ điều kiện tiên quyết để Chủ đầu tư được cấp “giấy chứng nhận công trình đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực”.

Quan trắc biến dạng công trình
Phải tiến hành quan trắc biến dạng công trình khi công trình có dấu hiệu lún, nứt nghiêng hay những bất thường khác

3. Phân loại và mục đích quan trắc biến dạng công trình

Phân loại quan trắc biến dạng công trình 

Dựa vào các dạng chuyển vị công trình, chúng ta cũng có các công tác quan trắc chuyển dịch, biến dạng công trình tương ứng:

  • Quan trắc lún
  • Quan trắc ngang
  • Quan trắc nghiêng

Mục đích quan trắc biến dạng công trình 

  • Xác định độ chuyển dịch tương đối và tuyệt đối của công trình so với các giá trị tính toán theo bản thiết kế. Là cơ sở để tìm ra nguyên nhân chuyển vị công trình và mức độ nguy hiểm của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp phù hợp nhằm phòng ngừa các sự cố nguy hiểm có thể xảy ra;
  • Xác định các thông số đặc trưng cần thiết về độ ổn định của công trình xây dựng;
  • Nghiên cứu, đánh giá quy luật biến dạng công trình trong các điều kiện khác nhau và đưa ra dự đoán biến dạng công trình trong tương lai;
  • Xác định sớm các loại biến dạng công trình có thể ảnh hưởng đến quá trình vận hành của công trình.

4. Các loại biến dạng công trình 

Biến dạng công trình là sự thay đổi về hình dạng và kích thước của công trình so với trạng thái ban đầu của nó trong không gian. Đây là hậu quả tất yếu của việc chuyển vị không đều của công trình.

Các biến dạng thường gặp là cong, nghiêng hay vặn xoắn hoặc rạn nứt. Nếu công trình xây dựng bị biến dạng nghiêm trọng có thể sẽ dẫn đến sự cố sập đổ bất cứ lúc nào.

Chuyển vị công trình là sự thay đổi về vị trí của công trình trong không gian so với vị trí ban đầu. Chuyển vị công trình phân chia thành các loại như sau:

+ Chuyển vị thẳng đứng: Là sự thay đổi vị trí công trình theo phương thẳng đứng. Trong thực tế thi công, chúng ta vẫn quen gọi nó là độ lún của công trình. Công trình có thể bị lún xuống hoặc trồi

+ Chuyển vị ngang: Là sự thay đổi vị trí của công trình theo phương nằm ngang. Chuyển vị này có thể theo một hướng xác định hoặc cũng có thể theo hướng bất kỳ.

+ Chuyển vị nghiêng: Là sự kết hợp cùng lúc đồng thời cả 2 trường hợp chuyển vị thẳng đứng và chuyển vị ngang của công trình.

5. Nguyên nhân gây ra biến dạng công trình

Các công trình xây dựng bị chuyển dịch biến dạng là do tác động của hai yếu tố chủ yếu, đó là điều kiện tự nhiên và do quá trình xây dựng và vận hành công trình.

Tác động của các yếu tố tự nhiên

  • Lớp đất đá dưới nền móng bị lún hay trượt
  • Sự co giãn của lớp đất đá
  • Sự thay đổi của điều kiện thủy văn theo độ ẩm, nhiệt độ hay mực nước ngầm

Tác động trong quá trình xây dựng 

  • Ảnh hưởng của trọng lượng bản thân công trình.
  • Sự thay đổi các tính chất cơ lý đất đá do việc quy hoạch cấp thoát nước.
  • Sự sai lệch trong khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn.
  • Sự suy yếu của nền móng công trình do thi công các công trình ngầm dưới công trình.
  • Sự thay đổi áp lực nên nền móng công trình do xây dựng các công trình khác ở gần.
  • Sự rung động của nền móng công trình do vận hành máy móc và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Quan trắc biến dạng công trình
Quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình nhằm đảm bảo công trình được vận hành tốt và an toàn nhất

6. Một số thiết bị đo đạc dùng trong quan trắc biến dạng công trình

Hết hàng
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Hết hàng
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)
Giá: Liên hệ
( Đã bao gồm VAT)

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc về quan trắc biến dạng công trình và những điều cần biết. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn đang cần một thiết bị đo đạc với độ chính xác cao để quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình, hãy liên ngay tới Việt Thanh Group – đơn vị cung cấp máy đo đạc chính hãng sẽ hỗ trợ tư vấn thiết bị phù hợp với nhu cầu nhất!

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.