Hệ tọa độ UTM và WGS84 là hai hệ thống tọa độ phổ biến được sử dụng trong địa lý và bản đồ. Cùng tìm hiểu chi tiết về hai hệ tọa độ UTM và WGS84 trong bài viết dưới đây cùng Việt Thanh Group nhé!
Hệ tọa độ UTM là gì?
Hệ tọa độ UTM (Universal Transverse Mercator) là một hệ thống tọa độ phẳng được sử dụng để xác định vị trí trên bề mặt Trái Đất. Nguyên lý hoạt động của hệ tọa UTM đó là chia bề mặt Trái Đất thành 60 múi dọc, mỗi múi rộng 6 độ kinh tuyến. Hệ tọa độ UTM sử dụng phép chiếu hình trụ ngang.
Phép chiếu này giúp giảm thiểu sự biến dạng về diện tích, hình dạng, khoảng cách và hướng ở các khu vực nhỏ đến trung bình. Hệ tọa độ UTM thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao trên các khu vực nhỏ đến trung bình, như bản đồ địa hình, khảo sát địa chính, quy hoạch đô thị, và các dự án xây dựng.
>>>Xem thêm: Các hệ tọa độ trong trắc địa Việt Nam
Hệ tọa độ WGS84 là gì?
Hệ tọa độ WGS84 (World Geodetic System 1984) được biết đến là hệ tọa độ được sử dụng trên trên toàn thế giới và được dùng để xác định vị trí các điểm trên bề mặt trái đất. Hệ tọa độ này được sử dụng rộng rãi trong định vị toàn cầu, lĩnh vực địa lý học, và nhiều ứng dụng khác liên quan đến bản đồ và không gian. Hệ thống này được xem là một trong những hệ chuẩn xác nhất hiện nay, với sai số của hai bán trục và độ lệch gốc tọa độ so với tâm Trái Đất chỉ khoảng ± 1 mét.
WGS84 được xác định dựa vào một mô hình toán học gọi là ellipsoid, nó có hình dạng gần giống với Trái đất và như một quả cầu có hình hơi dẹt. Hệ tọa độ WGS84 được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới. Ví dụ như hệ thống định vị GPS, bản đồ web hay các hình ảnh vệ tinh.
Mua thiết bị máy định vị GPS cầm tay Garmin 65S tại cửa hàng của Việt Thanh Group.
Những tham số của hệ tọa độ WGS84:
- Bán trục lớn a = 6 378135 m
- Độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.00669437999013.
- Độ dẹt a (f) = 1 / 298.257223563)
- Vận tốc góc quay quanh trục w = 7292115×10-11rad/s
- Hằng số trọng trường Trái đất fM=3986005.108m3s-2
>>>Xem thêm: Hệ tọa độ WGS84 và lý do Việt Nam sử dụng hệ tọa độ VN-2000 thay cho WGS84.
Sự khác nhau giữa hệ tọa độ UTM và WGS84
So sánh sự khác nhau giữa hai hệ tọa độ trong bảng dưới đây và phần phân tích chi tiết phía dưới:
Hệ Tọa Độ UTM | Hệ Tọa Độ WGS84 | |
Định Nghĩa | Hệ tọa độ phẳng sử dụng phép chiếu ngang hình trụ. | Hệ quy chiếu địa lý toàn cầu dựa trên hình ellipsoid của Trái Đất. |
Phép Chiếu | Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang | Không sử dụng phép chiếu bản đồ, dựa trên ellipsoid của Trái Đất. |
Đơn Vị | Mét | Độ |
Ứng Dụng | Quy hoạch đô thị, xây dựng, địa chính, quản lý tài nguyên. | GPS, bản đồ trực tuyến, nghiên cứu khoa học toàn cầu. |
Ưu Điểm | Dễ tính toán khoảng cách và diện tích, giảm biến dạng trong vùng. | Độ chính xác cao trên toàn cầu, phù hợp cho GPS. |
Nhược Điểm | Độ biến dạng tăng khi xa kinh tuyến trung tâm, khó dùng gần cực. | Không phải là hệ tọa độ phẳng, khó sử dụng trực tiếp cho dự án địa phương. |
Trong phạm vi sử dụng
- Đối với hệ tọa độ UTM: UTM là một hệ tọa độ phẳng, được thiết kế để sử dụng trên các khu vực nhỏ đến trung bình. Thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ chính xác cao như bản đồ địa hình, khảo sát địa chính, một vài thiết bị dùng cho khảo sát địa chính như máy GNSS RTK, máy toàn đạc điện tử,.. quy hoạch đô thị, và các dự án xây dựng.
- Đối với hệ tọa độ WGS84: WGS84 là một hệ tọa độ toàn cầu, được thiết kế để xác định vị trí bất kỳ đâu trên Trái Đất. Và được sử dụng rộng rãi trong GPS, viễn thám, các hệ thống thông tin địa lý (GIS), và các ứng dụng toàn cầu khác.
Sự khác nhau ở đơn vị đo
- Đối với hệ tọa độ UTM Sử dụng mét làm đơn vị đo lường cho các tọa độ X và Y.
- Đối với hệ tọa độ WGS84 Sử dụng độ (degrees) để đo kinh độ và vĩ độ.
Về phương pháp chiếu và cấu trúc:
- Hệ tọa độ UTM sử dụng phương phép chiếu hình trụ ngang với cấu trúc chia trái đất thành 60 múi dọc, mỗi múi rộng 6 độ kinh tuyến. Mỗi múi có hệ tọa độ riêng với hai trục X và Y.
- Hệ tọa độ WGS84 sử dụng hệ quy chiếu dựa trên một ellipsoid với kích thước và hình dạng gần đúng với Trái Đất. Và với cấu trúc Sử dụng hệ tọa độ địa lý với ba trục tọa độ X, Y, Z. Kinh độ và vĩ độ được đo bằng độ.
Về tính chính xác và ứng dụng của hệ tọa độ UTM và WGS84
- Hệ tọa độ UTM có độ chính xác cao trong phạm vi các múi, lý tưởng cho các khu vực nhỏ đến trung bình. Và được sử dụng chủ yếu cho các công việc yêu cầu độ chính xác địa lý cao trong phạm vi hạn chế, như lập bản đồ chi tiết và khảo sát địa chính.
- Hệ tọa độ WGS84 có độ chính xác phù hợp cho các ứng dụng toàn cầu, cung cấp vị trí chính xác trên toàn bộ bề mặt Trái Đất. Và được sử dụng trong GPS và các hệ thống định vị toàn cầu khác, cũng như các ứng dụng cần thông tin vị trí toàn cầu.
Trên đây là những thông tin chi tiết và sự khác nhau của hệ tọa độ UTM và hệ tọa độ UTM và WGS84. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích khác về lĩnh vực trắc địa tại trang tin tức của Việt Thanh Group. Ngoài ra có thể tham khảo các thiết bị đo đạc tại gia hàng của chúng tôi, chuyên cung cấp các dòng sản phẩm đến từ những thương hiệu lớn như Hi-Target, Satlab, Nikon,..
>>>Xem thêm: Tổng quát đầy đủ về quy hoạch 1/500
Mua thiết bị Sạc pin toàn đạc điện tử LEICA TS GKL211 tại cửa hàng của Việt Thanh Group.
Be the first to review “So sánh hệ tọa độ UTM và WGS84 – Nhận biết điểm khác biệt”