Tổng quan về công tác trắc địa trong xây dựng công trình

08/06/2024
339 lượt xem

Trắc địa là một khâu quan trọng và cần thiết để thi công một công trình xây dựng trên một mặt bằng nhất định. Công tác trắc địa trong xây dựng công trình được tiến hành dựa trên một đề cương hoặc phương án kỹ thuật được phê duyệt bởi các đơn vị có thẩm quyền. Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu về công tác này nhé.

Các giai đoạn của công tác trắc địa trong xây dựng công trình

công tác trắc địa trong xây dựng công trình
rắc địa công trình xây dựng được thực hiện theo 3 giai đoạn

Căn cứ theo Mục 4, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9398:2012 thì công tác trắc địa trong công trình xây dựng cần được thực hiện theo 3 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Công tác khảo sát trắc địa và địa hình để tạo điều kiện cho việc thiết kế công trình. Công việc này bao gồm những hoạt động cụ thể như: Khảo sát để lắp đặt mạng lưới khống chế mặt bằng cũng như độ cao để phục vụ cho công việc đo vẽ bản đồ với diện tích lớn; lập báo cáo khảo sát, đưa các phương án thi công khả thi nhất.

Giai đoạn 2: Công tác trắc địa để hỗ trợ phục vụ cho xây dựng công trình bao gồm: thiết lập mạng lưới không chế mặt bằng, bố trí chi tiết và tiến hành khảo sát, thi công công trình, kiểm tra kích thước, hình dạng, kết cấu cũng như đo vẽ sau khi công trình đã hoàn thành.

Giai đoạn 3: Công tác trắc địa trong xây dựng công trình nhằm mục đích quan trắc những biến dạng của công trình bao gồm: Xây dựng mạng lưới khống chế cơ sở, thiết lập mạng lưới chuẩn và mốc kiểm tra chính xác nhằm dự trù được những dịch chuyển, biến dạng để có phương pháp bảo quản, bảo trì.

Ba giai đoạn của công tác trắc địa trong xây dựng công trình có liên quan chặt chẽ với nhau. Các cán bộ địa chất cần phải thực hiện lần lượt từng bước một.

Công tác trắc địa trong xây dựng sử dụng một số loại máy như: máy toàn đạc điện tử, máy thủy chuẩn… hỗ trợ hiệu quả kết quả công việc.

Vai trò của trắc địa trong ngành xây dựng

Công tác trắc địa trong xây dựng công trình
Trắc địa trong xây dựng được xem là yếu tố cần và đủ để một công trình có thể hoàn thành và đi vào sử dụng

Trắc địa được ứng dụng xuyên suốt, đi theo toàn bộ quá trình thi công một dự án công trình xây dựng. Trắc địa được sử dụng ngay từ khi bắt đầu có kế hoạch xây dựng, đến bước thiết kế bản vẽ, thi công xây dựng công trình và sau cùng là quản lý và sử dụng. Cùng tìm hiểu vai trò của công tác trắc địa trong xây dựng công trình với từng giai đoạn nhé.

Vai trò của công tác trắc địa với giai đoạn khảo sát, lên kế hoạch

Bất kỳ một công trình xây dựng nào dù lớn hoặc nhỏ thì trước khi thi công cần khảo sát và lên được kế hoạch chi tiết. Tùy theo từng giai đoạn quy hoạch mà sẽ sử dụng bản đồ với tỉ lệ phù hợp để xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch khai thác và sử dụng công trình cụ thể.

Lúc này, trắc địa đã được sử dụng để thăm dò, đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của công trình với kiến trúc, cơ sở hạ tầng và lớp đất nền xung quanh khu vực xây dựng.

Ngoài ra, công tác trắc địa lúc này còn có tác dụng khảo sát các thông số liên quan đến kỹ thuật, mạng lưới công trình xây dựng, thông tin thực địa, hỗ trợ thu thập dữ liệu đồng thời mô hình hóa toàn bộ dữ liệu chuẩn bị cho giai đoạn sau.

Vai trò của trắc địa với việc khảo sát thiết kế

công tác trắc địa trong xây dựng công trình
Trắc địa đóng vai trò quan trọng trong việc khảo sát thiết kế

Ứng dụng trắc địa vào giai đoạn này trong thi công công trình là để hình thành nên lưới khống chế trắc địa, thiết lập bình đồ cũng như mặt cắt địa hình, xây dựng phương án kỹ thuật phù hợp với công trình. Từ kết quả của trắc địa, các kiến trúc sư sẽ cho ra đời các bản vẽ thiết kế kỹ thuật chi tiết đối với từng công trình, bản vẽ CAD, tích hợp thông tin vào phần mềm GIS, xây dựng mô hình BIM…

Vai trò của trắc địa trong khi thi công công trình

Công tác trắc địa được thực hiện trong quá trình xây dựng công trình nhằm định hướng việc thi công ngoài thực tế đúng như trong bản thiết kế. Đồng thời, trắc địa còn giúp kiểm tra, lập báo cáo theo dõi tiến trình thi công, theo dõi những biến dạng như lún, sụt, nứt… để có phương án thi công phù hợp và kịp thời, đảm bảo chất lượng công trình cũng như an toàn sau khi đưa vào sử dụng.

Vai trò của công tác trắc địa sau khi công trình đã hoàn thành, đưa vào quản lý và sử dụng

Công tác trắc địa trong xây dựng công trình khi công trình đã được đưa vào sử dụng và vận hành làm các nhiệm vụ sau:

  • Thực hiện công tác kiểm tra sự biến dạng như lún, nứt, nghiêng, độ dịch chuyển của công trình. Từ đó có những kiểm chứng nhất định về mức độ ổn định và chất lượng của công trình.
  • Quản lý, theo dõi và cập nhật dữ liệu thường xuyên lên hệ thống cơ sở dữ liệu phần mềm GIS và mô hình BIM.

Bài viết đã giúp quý bạn đọc hiểu hơn về công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Nếu quý bạn đọc còn băn khoăn, muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến trắc địa, hãy truy cập website của Việt Thanh Group để cập nhật thêm.

Ngoài ra, Việt Thanh là đơn vị hàng đầu hiện nay cung cấp dịch vụ cho thuê các thiết bị đo đạc uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng và giá thành phải chăng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ ngay hotline 0972.819.589 để được tư vấn

Xem thêm: Máy quét LiDAR là gì? Ứng dụng trong trắc địa công trình

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.