Bạn đang băn khoăn không biết cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình như thế nào là chính xác. Bài viết sau đây của Việt Thanh Group sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình.
Nguyên lý về cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình
Cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình điểm đầu tuyến từ điểm A về tới điểm B và trải qua các điểm đường truyền là 1,2 thì bạn cần đặt máy thuỷ bình từ đầu tuyến A về với các điểm chuyển 1,2 sau đó sẽ truyền tới điểm B.
- Giả sử cao độ tại A =10m
Thì các kỹ sư cần dựng mia tại điểm A và máy thủy bình sẽ đọc số đọc trên mia sau đó bạn sẽ đọc số đọc tại mia dựng tại điểm số 1 ( số đọc chỉ giữa) và từ đó bạn sẽ biết được chênh cao giữa hai điểm này và lấy cao độ gốc A + chênh cao này sẽ ra cao độ điểm 1. Tương tự như vậy bạn sẽ tiến hành chuyển máy thủy chuẩn lên giữa khoảng điểm 1 và 2 và tiến hành đọc số đọc lại mia dựng tại điểm 1 và số đọc tại mia điểm 2 và sẽ có được chênh cao giữa hai điểm và lấy cao độ tính được của điểm 1 ở trên cộng với chênh cao sẽ ra cao độ của điểm 2. Làm lần lượt như vậy cho đến khi khép về mốc B để xem sai số chênh cao khép mốc là bao nhiêu sau khi đo đạc.
- Giả sử ta muốn dẫn truyền độ cao từ điểm A (có độ cao là HA) đến điểm HB chưa biết độ cao
- Bắt ảnh mia dựng tại điểm A, đọc được số đọc chỉ giữa a. Quay máy sang điểm B, đọc số đọc chỉ giữa trên mia tại điểm B là: b
- Chênh cao giữa điểm A đến điểm B là: h = a – b
- Độ cao của điểm B = H + (a –b)
Ý nghĩa của các số đọc:
- Số đọc chỉ giữa = (số đọc chỉ trên + số đọc chỉ dưới )/ 2
>> Xem thêm Cách bảo quản máy thuỷ bình tăng tuổi thọ của thiết bị
Cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình theo phương pháp nào?
Dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy thuỷ bình ứng với số thể hiện trên mia thuỷ bình tại các điểm đó để cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình giữa các điểm, các kỹ sư thường sử dụng theo hai phương pháp sau:
Phương pháp 1: Cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình từ giữa
Thông thường, người ta sử dụng phương pháp tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình từ giữa. Bản chất của phương pháp này chính là dựa vào tia ngắm để xác định độ chênh lệch giữa hai điểm.
Trường hợp khoảng cách giữa điểm A và B ngắn và độ dốc nhỏ thì có thể đặt máy trạm ở giữa. Người ta quy định số đọc trên mia A là số đọc sau (S), số đọc trên mia B là số đọc trước (T). Khi đó, chênh cao giữa A và B là:
- HAB = S – T
Trong trường hợp cần xác định cao độ nhưng khoảng cách của A và B cao và có độ dốc lớn thì trên đoạn đo ta phải đặt nhiều trạm máy K1, K2, K3,…Kn. Các điểm 1 đến n là các điểm đặt mia. Khi đó, chênh lệch độ cao giữa hai điểm A và B sẽ là:
- HAB = i=1nHi = i=1nSi – i=1nTi
>> Xem thêm Top 3 máy thủy bình Topcon được ưa chuộng nhất hiện nay
Phương pháp 2: Cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình phía trước
Bên cạnh cách tính cao độ từ giữa, các kỹ sư còn áp dụng phương pháp tính cao độ phía trước. Trường hợp này, nên đặt máy tại mốc thuỷ bình A đã biết độ cao, đo chiều cao của máy là i, ngắm mia dựng tại B, đọc số b trên mia. Ta có cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình giữa hai điểm A, B là:
- HAB = i – b
Độ cao của điểm B sẽ là:
- HAB = HA + HAB = HA + (i – b)
Bài viết trên đây cung cấp thông tin về cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình chuẩn nhất, hy vọng những nội dung trên sẽ hữu ích cho bạn đọc.
Việt Thanh Group là đơn vị cung cấp thiết bị đo đạc chính hãng đến từ nhiều thương hiệu uy tín trên Thế giới như Hi-Target, Satlab…
Việt Thanh Group luôn tập trung phát triển và cung cấp các dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc đảm bảo đến khách hàng thông qua đội ngũ nhân sự với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đo đạc. Công ty luôn cam kết cung cấp các dịch vụ, thiết bị và dụng cụ đảm bảo chất lượng, độ chính xác cao, mang đến hiệu quả cao trong trắc đạc công trình.
Quý khách có nhu cầu về thiết bị đo đạc hoặc các dịch vụ vui lòng liên hệ hotline 0972.819.598 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Be the first to review “Cách tính cao độ khi chuyển trạm máy thuỷ bình chuẩn nhất”