Chi phí quản lý dự án xây dựng là một khoản kinh phí cần thiết để nhằm tổ chức và thực hiện các công việc quản lý dự án xây dựng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về chi phí này? Mời quý bạn đọc tham khảo thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây cùng Việt Thanh nhé.
Khái niệm chi phí quản lý dự án xây dựng là gì?
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì? Theo quy định trong khoản 3, Điều 30 của Nghị định 10/2021/NĐ-CP ban hành ngày 09/02/2021 thì chi phí quản lý dự án là khoản tiền cần thiết được chi ra để thực hiện tổ chức quản lý toàn bộ dự án xây dựng từ khi bắt đầu khởi công xây dựng đến tiến hành thi công dự án và sau dùng là đưa vào sử dụng. Nó cũng được dùng đế quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
Hiểu một cách đơn giản, chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng là chi phí tối đa để quản lý một dự án sao cho phù hợp nhất với thời gian, phạm vi công việc được chấp thuận. Nó được xác định dựa trên việc định mức tỷ lệ phần trăm hoặc lập dự toán chi tiết. Trên thực tế hiện nay, chi phí quản lý dự án được thay đổi linh hoạt tùy theo tiến độ thực hiện dự án.
Các khoản chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng mà ban quản lý phải chi ra khi thực hiện dự án bao gồm: phí thiết kế, phí tổ chức và thực hiện, phí lên kế hoạch dự án, phí kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện dự án, phí kiểm tra, nghiệm thu sau khi dự án đã hoàn thành và chuẩn bị đưa vào khai thác.
Xem thêm: Định mức chi phí khảo sát địa chất công trình mới nhất năm 2024
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
Công thức tính chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng:
CPQLDAXD = CTL+ CTT +CPC + CCĐ + CBH + CKHCN + CMM + CDVC + CPS
Trong đó:
- CTL: chi phí tiền lương chi cho cán bộ quản lý và công nhân thi công dự án
- CTT: Chi phí tiền thưởng kèm theo lương
- CPC: Phụ cấp lương
- CCĐ: Phí công đoàn
- CBH: Phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
- CKHCN: Chi phí ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nâng cao cho cán bộ quản lý. Như đầu tư những loại máy móc, thiết bị hỗ trợ cho công tác đo vẽ bản đồ, trắc địa như: Máy thủy bình, máy bay UAV RTK, máy GPS RTK, máy toàn đạc điện tử….
- CMM: Chi phí thuê máy móc, thiết bị hỗ trợ công tác thi công dự án
- CDVC: Chi phí dịch vụ công
- CPS: Chi phí phát sinh trong khi quản lý dự án
Xem thêm: Chi phí kiểm định chất lượng công trình được xác định như thế nào
Cách xác định chi phí quản lý dự án xây dựng
Cách tính chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo thông tư số 11/2019/TT-BXD ban hành ngày 26/12/2019 về việc hướng dẫn cách tính chi phí quản lý dự án xây dựng công trình cụ thể như sau:
Toàn bộ mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định dựa trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm được ban hành bởi Bộ Xây Dựng. Hoặc dựa trên những dự toán của ban quản lý sao cho phù hợp nhất với hình thức tổ chức quản lý, thời gian thi công dự án, quy mô và khối lượng công việc của dự án.
Đối với những dự án có sử dụng vốn đầu tư nhà nước nhưng ngoài ngân sách, có tính chất đặc thù riêng, chủ đầu tư thuê quản lý thì chi phí quản lý dự án xây dựng sẽ được xác định bằng dự toán dựa trên cơ sở nội dung và khối lượng công việc cần quản lý trong dự án. Mức chi phí này được thỏa thuận cụ thể giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án.
Trong trường hợp cải tạo, sửa chữa những dự án quy mô vừa và nhỏ theo quy định trong nghị định 10/2021/NĐ-CP, nếu dự án có sự tham gia của cộng đồng thì chủ đầu tư được phép sử dụng máy móc chuyên môn để xác định dự toán chi phí quản lý dự án xây dựng.
Sử dụng chi phí quản lý đầu tư xây dựng để làm gì?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 30, Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí quản lý dự án xây dựng được sử dụng trong các công việc cụ thể dưới đây:
- Giám sát, theo dõi công tác khảo sát công trình xây dựng.
- Lựa chọn bản thiết kế công trình cũng như phương án triển khai kiến trúc công trình.
- Tiến hành các thao tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư…
- Thành lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tính khả thi của công trình hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư, xây dựng.
- Xây dựng và thẩm định bản thiết kế xây dựng.
- Tìm kiếm và lựa chọn nhà thầu sẽ thi công công trình.
- Theo dõi, quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, chi phí xây dựng…
- Quản lý hệ thống thông tin liên quan đến công trình.
- Tìm kiếm, thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi chí xây dựng công trình theo quy định.
- Điều chỉnh mức dự toán chi phí quản lý xây dựng công trình theo mức dự toán mới.
- Xác định chi phí xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình.
- Kiểm tra chất lượng nguyên, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị sẽ lắp đặt vào công trình;
- Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;
- Theo dõi, kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
- Nghiệm thu, thanh toán hợp đồng, bàn giao công trình xây dựng;
- Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Đánh giá giám sát đầu tư
- Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án;
Xem thêm: Chi phí bảo trì công trình xây dựng và cách thức xác định
Nắm được những quy định của pháp luật về chi phí quản lý dự án xây dựng sẽ giúp các chủ thầu cũng như nhà đầu tư sử dụng kinh phí hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Nếu quý bạn đọc còn quan tâm đến các loại chi phí khác trong xây dựng công trình, và dịch vụ đo đạc công trình hãy truy cập website của Việt Thanh để có thêm thông tin nhé.
Be the first to review “Quy định về chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng cập nhật năm 2024”