Tính toán chính xác trong trắc địa, đo đạc sẽ giúp cho việc quản lý, giám sát cũng như thi công công trình chính xác hơn, hạn chế tối đa những sai sót. Vậy các đặc điểm tính toán trong trắc địa là gì? Những đơn vị đo thường được sử dụng trong trắc địa đo đạc? Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Máy thủy bình hỗ trợ đo cạnh, đo góc, đo cao độ và tính toán khối lượng trắc địa chính xác.
Các đặc điểm tính toán trong trắc địa hiện nay
Những khối lượng dùng để tính toán trong đo đạc và trắc địa là khá lớn. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng các kết quả đo đạc ngoài thực địa hoặc sử dụng các phép tính với hệ dãy số thập phân vô hạn để tránh phải lấy quá nhiều chữ số sau dấu phẩy sẽ làm cho việc tính toán nặng nề, khó khăn hơn.
Vì vậy, trong ngành trắc địa đo đạc sẽ có những nguyên tắc gắn liền với đặc điểm tính toán riêng để đảm bảo yêu cầu cũng như hạn chế tối đa những sai số. Các đặc điểm tính toán trong trắc địa hiện nay gồm: làm tròn số và ấy đủ các chữ số cần thiết trong đo đạc nhà đất.
Làm tròn số trong đo đạc nhà đất
Đặc điểm tính toán trong trắc địa khi làm tròn số được hiểu như sau:
Khi làm tròn, các số bỏ đi có giá trị nhỏ hơn 5 thì số trước đó giữ nguyên.
Các số bỏ đi có giá trị lớn hơn 5 thì số trước đó cộng thêm 1.
Các số bỏ đi có giá trị đúng bằng 5 (giữ nguyên nếu là chẵn, cộng thêm 1 nếu là lẻ)
Ví dụ:
14.132 ≈ 14.13
50.1 25 ≈ 50.1 2
48.1 35 ≈ 48.1 4
Lấy đủ các chữ số cần thiết trong đo đạc nhà đất
Đặc điểm tính toán trong trắc địa khi khi lấy đủ các chữ số cần thiết được hiểu như sau:
Kết quả tính cần lấy thêm sau dấu phẩy một chữ số so với kết quả đo. Giá trị các hàm lượng giác thường là các số thập phân. Số chữ số sau dấu phẩy được lấy khác nhau tùy vào từng loại công việc khác nhau.
Ví dụ:
cos 30°1 2’23” = 0.86421 87
Trong trắc địa công trình, lấy 5 chữ số (có bảng tra hàm lượng giác 5 chữ số).
cos 30 ° 1 2’23” = 0.86422
Riêng đối với các hàm lượng giác của các góc nhỏ, chúng ta có thể tính: sinε = ε + ε3/3! + ε5/5! + … ≈ ε tgε = ε + ε3/3 + ε5/5 + … ≈ ε
sin 3” ≈ 3/206265 ≈ 0.00001 45 rad
Xem thêm: Tìm hiểu công thức tính đo chênh cao trong trắc địa
Đơn vị đo thường được sử dụng trong trắc địa đo đạc
Khi tìm hiểu đặc điểm tính toán trong trắc địa cán bộ đo đạc không thể không quan tâm đến đơn vị đo. Để có thể tính toán và cho ra những số liệu đo đạc, trắc địa chính xác, hạn chế sai số để ảnh hưởng đến tiến độ thi công thì bắt buộc phải sử dụng những đơn vị đo thống nhất. Trong đó đơn vị đo góc sẽ khác với đơn vị đo độ dài.
Đơn vị đo độ dài trong trắc địa
Đơn vị đo độ dài trong trắc địa được thống nhất là là mét (m). Một mét là chiều dài tương đương với 1.650.736.73 chiều dài của bước sóng nguyên tử Kripton 86 bức xạ trong chân không, đồng thời cũng tương đương với quỹ đạo chuyển dời của điện tử giữa hai mức năng lượng 2p^10 và 5d^5.
Trong hệ SI (System International), mét được định nghĩa là: “Khoảng cách ánh sáng đi được trong chân không trong khoảng thời gian 1/299.792.458s”.
Bội số của mét được tính như sau: 1 mét = 10^-1 decamet (dam) = 10^-2 hectomet (hm) = 10^-3 kilomet (km).
Ước số của mét là: 1 mét = 10 decimet (dm) = 10^2 centimet (cm) = 10^3 milimet (mm).
Cán bộ đo đạc thường sử dụng máy toàn đạc điện tử: như máy toàn đạc Topcon GM-50 Series, máy toàn đạc Sokkia IM-100 Series, máy toàn đạc FX-200 series,… thiết bị đa chức năng, kết hợp giữa máy kinh vĩ và máy đo khoảng cách điện tử.
Máy toàn đạc giúp đo khoảng cách, đo cao độ và giúp tính toán tọa độ của các điểm một cách chính xác. Máy toàn đạc điện tử thường được sử dụng trong các dự án xây dựng lớn và phức tạp, nơi yêu cầu độ chính xác cao và khả năng lưu trữ dữ liệu.
Xem thêm: Phương pháp đo cao độ bằng máy toàn đạc điện tử
Đơn vị đo diện góc trong đo đạc đất
Đơn vị đo góc thường được sử dụng trong đo đạc bao gồm độ, grade và radian.
Độ (°): Là góc ở tâm chắn cung có chiều dài bằng 1/360 chu vi đường tròn. Một góc tròn có 360 độ. Độ chỉ có ước số, các ước số là phút (’) và giây (”): 1^0 = 60’, 1 ’ = 60”.
Grade: Còn được gọi là gon (g), là góc ở tâm chắn cung có chiều dài bằng 1/400 chu vi đường tròn. Một góc tròn có 400^g. Grade chỉ có ước số, các ước số là centigrade (C) và centi-centigrade (cc). 1^g = 100^c , 1^c = 100^cc .
Radian (rad): Là cung có chiều dài bằng bán kính đường tròn đó. Góc ở tâm chắn cung bằng 1 radian được gọi là góc 1 radian. Một góc tròn có 2ð rad.
Quan hệ giữa các đơn vị đo góc 1 góc tròn = 360° = 400g = 2 π rad.
Đặt các hệ số: 180°/π = 57,29578 = ρo ρo.60 = 3438 = ρ’ ρ’.60 = 206265 = ρ” Là các hệ số chuyển đổi giữa độ và radian.
Để đo góc và tính toán chính xác các số liệu đo đạc, kỹ sư trắc địa thường sử dụng các loại máy kinh vĩ như máy kinh vĩ Satlab SDT2, máy kinh vĩ Nikon NE-100, 101, máy kinh vĩ điện tử Topcon DT-205,…
Máy kinh vĩ có thể đo cả góc ngang và góc đứng, giúp xác định chính xác vị trí của các điểm trên mặt đất. Thiết bị này bao gồm một kính ngắm được gắn trên một chân đế có thể xoay. Khi sử dụng nó cho phép người đo ngắm vào các điểm khác nhau và đọc các giá trị góc trên các vòng chia độ.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đo góc bằng máy kinh vĩ chi tiết
Tính toán trong trắc địa cần đảm bảo sự chính xác tối đa. Vì vậy việc nắm được các đặc điểm tính toán trong trắc địa và sử dụng chính xác thiết bị đo đạc là rất cần thiết. Nếu quý bạn đọc quan tâm đến các thông tin liên quan, hãy truy cập website của Việt Thanh để tìm hiểu thêm nhé.
Ngoài ra, Việt Thanh còn cung cấp các dịch vụ như cho thuê thiết bị đo đạc như máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử, máy GNSS RTK… và sửa chữa và hiệu chỉnh khi thiết bị gặp vấn đề. Nếu khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0972.819.598 để được tư vấn nhé.
Xem thêm: Top máy trắc địa công trình không thể thiếu trong đo đạc
Be the first to review “Tổng hợp các đặc điểm tính toán trong trắc địa cần biết”