Trong xây dựng hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội công nghệ, thiết bị máy móc được ứng dụng rất nhiều. Có rất nhiều người đã và đang sử dụng máy thủy bình nhưng trong số đó không nhiều người biết cách đọc mia máy thủy bình chuẩn xác nhất. Hãy cùng Việt Thanh Group kham khảo bài viết “cách đọc mia máy thủy bình” một cách chuẩn xác nhất.
Mia máy thủy bình là gì?
Hiểu một cách nôm na là mia trắc địa là cây thước cứng, trên đó có ghi số đỏ, trắng. Mia máy thủy bình thực chất là một loại thước dài được sử dụng kèm với máy thủy chuẩn để thực hiện các phép đo cao độ, truyền cao độ giữa 2 điểm, đo góc, đo khoảng cách từ máy đến mia,…
Hướng dẫn cầm mia máy thủy bình
Việc dựng mia sai sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo. Do đó, việc cầm mia máy thủy bình chuẩn xác là một bước vô cùng quan trọng. Trước khi tiến hành đo đạc, hãy ngắm kỹ mia hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ như bọt thủy kẹp vào mia để căn chỉnh, đảm bảo mia đã được dựng thẳng.
Trong toàn bộ quá trình làm việc, phải chắc chắn mia được dựng thẳng, không bị xô lệch để cho kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên mua mia được sản xuất bởi các thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo vạch tia được khắc chuẩn xác như cây mia nhôm 5m ALG55 thích hợp sử dụng cho máy thủy bình hay mia nhôm rút 5m,…
Cách đọc Mia.
1. Lưới chữ thập trong đo cao độ máy thủy bình
- Lưới chữ thập thực chất được cấu tạo gồm dây trên, dây giữa, dây dưới, tạo thành hệ lưới. Dùng để đọc các chỉ số trên, giữa, dưới của mia thủy chuẩn. Thường thì trong khi đọc mia thủy chuẩn người ta chỉ đọc chỉ giữa của mia, nhưng để tăng độ chính xác của phép đo, người ta có thể đọc luôn cả 3 chỉ, để kiểm tra xem độ chính xác của chỉ số giữa mà ta đọc.
Dây giữa = (Dây Trên + Dây Dưới)/2
- Ví dụ : Cách đọc chỉ số mia bằng máy thủy bình. Ở hình bên dưới ta có chỉ số đọc mia như sau:
Dây trên: 1783
Dây dưới: 1675
Vậy: Dây giữa = (1783 + 1675)/2 = 1729 (mm)
2. Cách tính cao độ máy thủy bình bằng mia thủy chuẩn
- Trước tiên, ta ngắm máy bắt vào mia thủy chuẩn, lúc này thông qua ống kính của máy thủy bình ta có thể nhìn thấy lưới chữ thập trong máy và tiến hành đọc số tại vị trí chỉ giữa của lưới chữ thập cắt mia thủy chuẩn tại số nào, thì đó là số đọc chỉ giữa của mia tại vị trí đó.
- Độ tin cậy và chính xác của số đọc mia, phụ thuộc vào khả năng ước lượng của người đứng máy đọc mia.
Chú ý:
- Nếu không thấy lưới chữ thập thì ta điều chỉnh kính mắt (1-hình 1) để nhìn rõ lưới chữ thập.
- Nếu nhìn không rõ số đọc trên mia ta điều chỉnh ốc điều quang (3-hình 1) để nhìn rõ số đọc trên mia.
- Khi sử dụng mia, ta nên chú ý rút hết đoạn mia đến khi nút bấm đoạn mia trong nhô khỏi ra ngoài.
Ví dụ : Cách đo độ chênh cao giữa 2 điểm A và B:
Bước 1: Trước tiên, ta đặt máy tại giữa 2 điểm A và B, sao cho máy tương đối nằm giữa 2 điểm A và B là tốt nhất.
Bước 2: Cân bằng máy chính xác, sau đó dùng máy đọc số đọc mia tại điểm A, được a = 1729, tiếp theo đọc số đọc mia tại điểm B, được b = 1690.
Lúc này ta tính độ chênh cao giữa 2 điểm A và B như sau:
dH= a – b = 1729 – 1690 = 39 mm.
Vậy điểm B cao hơn điểm A là 39 mm
3. Cách tính khoảng cách bằng mia trong đo cao độ máy thủy bình
Lưu ý: Ở cách đọc này sẽ cho ta biết được khoảng cách từ máy đến điểm bất kỳ khi ta đặt mia tại đó.
Ví dụ : Cách tính khoảng cách từ máy thủy bình Nikon đến mia:
Bước 1: Đưa máy ngắm về mia A ta đọc được chỉ số trên là (1783 mm) và tương tự ta đọc được chỉ số dưới là (1675 mm).
Bước 2: Ta lấy chỉ số trên trừ chỉ số dưới ta được: (T – D) x 100 (mm)
=>: ∆d= 1783 –1675 = 108
Bước 3: Lấy số mới vừa trừ được ta nhân 100 để có được khoảng cách giữa máy và mia (108 x 100 = 10800 mm = 10.8 m).
Để được hỗ trợ tốt nhất mời quý khách kham khảo các bài viết khác cùng chuyên mục “Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình” của Việt Thanh Group. Hoặc liên hệ hotline 0972.819.598 đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi sẽ giúp bạn!
Be the first to review “Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình”