Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng được hiểu là các bước quan trọng để kiểm định công trình xây dựng sau khi khi hoàn thành đảm bảo rằng công trình được hoàn thành theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để được đưa vào sử dụng. Trong bài viết dưới đây, Việt Thanh Group sẽ mang đến quy trình nghiệm thu công trình xây dựng một cách chi tiết theo Luật xây dựng năm 2014, mời bạn cùng theo dõi.
Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào?
Theo luật xây dựng năm 2014, tại Điều 123 đã quy định về nghiệm thu công trình xây dựng như sau: Chủ đầu tư phải có trách nhiệm đối với việc tổ chức để nghiệm thu công trình xây dựng. Những tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực mà mình thi công.
Vì vậy mà theo quy định của pháp luật hiện nay thì trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng sẽ thuộc về chủ đầu tư và phải thực hiện cụ thể với những quy sau:
Nghiệm thu công việc xây dựng
Đối với việc nghiệm thu công trình xây dựng bước nghiệm thu các công việc xây dựng được cho là công việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Bởi vì trong công tác này có thể giúp kiểm định được chất lượng các hệ thống máy móc, thiết bị, giàn giáo,..Tất cả các công tác kiểm tra phải được thực hiện theo đúng quy định và dựa vào tình hình thực tế.
- Thực hiện các công tác kiểm tra phần giàn giáo, chống đỡ tạm cũng như những phương thức, biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân xây dựng.
- Kiểm tra chi tiết tất các các bộ phận và thực trạng của công trình xây dựng.
- Quan sát và đưa ra những đánh giá về kết quả thử nghiệm, đo lường để có thể xác định được khối lượng và chất lượng của công trình, các thiết bị trong quá trình thi công, nguyên vật liệu và những cấu kiện xây dựng.
- So sánh trên thực tế với bản thiết kế đã được phê duyệt, so sánh những chỉ số kỹ thuật của nhà sản xuất xem có trùng khớp với những kết quả nhận được sau quá trình kiểm tra hay không. Ví dụ, sử dụng máy thủy bình để so sánh cao độ thiết kế và cao độ thực tế.
- Đánh giá lại sau cùng toàn bộ những kết quả sau khi thực hiện việc nghiệm thu. Sau đó lên một bản vẽ hoàn công đối với từng công việc khác nhau. Việc này giúp xác định những công đoạn, công việc đã đạt yêu cầu và có thể tiếp tục thực hiện bước tiếp theo trong quy trình.
>>>Xem thêm: Chi phí kiểm định chất lượng công trình được xác định như thế nào?
Nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình trong giai đoạn xây lắp
Giai đoạn tiếp theo trong quy trình nghiệm thu công trình xây dựng là việc nghiệm thu hoàn thành các hạng mục. Giai đoạn này được thực hiện với mục đích đánh giá được chất lượng của công trình. Xem xét công trình có đảm bảo chất lượng và theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra hay không.
Công việc của giai đoạn này đó là kiểm tra tất cả những đối tượng nghiệm thu ngay tại hiện trường và lập biên bản nghiệm thu cùng những việc liên quan. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư và người chịu trách nhiệm chính phải cùng nhau thực hiện với những công việc như sau:
- Kiểm tra tất cả những bể chứa, các đường ống xem có chịu được áp lực và các thông số có trùng khớp như yêu cầy trên bản vẽ kỹ thuật hay không.
- Thử vận hành và hiệu chỉnh toàn bộ máy móc cũng như thiết bị thi công đang lắp đặt tại công trình để đảm bảo rằng chúng được hoạt động một cách trơn tru và bình thường, đảm bảo được hiệu suất trong quá trình làm việc.
- Kiểm tra lại các tài liệu đo đạc khối lượng của kết cấu, kích thước của hình dọc và các bộ phận của công trình xem có xảy ra những sai sót gì hay không.
Công tác kiểm tra để lấy những kết quả thí nghiệm, đo lường với mục đích xác định được chất lượng của khối lượng nguyên vật liệu, kết cấu của toàn bộ các bộ phận hiện có trong công trình. Sau khi hoàn tất, chủ đầu tư sẽ thực hiện việc lập biên bản nghiệm thu đối với từng hạng mục xây dựng. Tiến hành lắp ráp khi đạt chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật và tới bước nghiệm thu cuối cùng.
Trong quá trình kiểm tra nghiệm thu phát hiện ra bất kỳ lỗi, sai sót nào thì chủ đầu tư phải cho đội thợ của mình sửa chữa và chịu toàn bộ chi phí của đợt sửa chữa này.
Mua thiết bị đo đạc máy toàn đạc điện tử Satlab SLT12 tại gian hàng của Việt Thanh Group để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng
Đây là bước cuối cùng của quy trình nghiệm thu công trình xây dựng. Trước khi được đưa vào sử dụng, tất cả các công trình phải được nghiệm thu và đánh giá chất lượng một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.
Khi tất cả những kết quả đánh giá đều đạt yêu cầu về chất lượng cũng như về thông số kỹ thuật trên bản vẽ, chủ đầu tư cần đưa biên bản nghiệm thu trình lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để văn bản nghiệm thu được công nhận đủ điều kiện để đưa và vận hành sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Những công việc khi nghiệm thu hoàn thành công trình gồm có:
- Kiểm tra lại toàn bộ hiện trường để đánh giá lại một cách chi tiết và có cái nhìn tổng quan nhất về chất lượng của công trình.
- Kiểm tra chất lượng và khối lượng trên thực tế của từng hạng mục, vật liệu so với bản nghiệm thu đã kiểm duyệt.
- Kiểm tra lại tất cả những thiết bị, máy móc sử dụng tại công trình xem có hoạt động tốt không.
- Kiểm tra lại kết quả quan trắc lún công trình và đo đạc lại tất cả những hạng mục trong thời gian thi công xây dựng.
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi thi công công trình.
- Kiểm tra các hồ sơ hoàn công xem có đảm bảo chất lượng hay không.
Mua thiết bị đo đạc máy GNSS RTK Freyja tại gian hàng của Việt Thanh Group để nhận được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Những nguyên tắc để nghiệm thu công trình
Trong nguyên tắc nghiệm thu công trình đã đề ra, nếu như trong quá trình nghiệm thu phát hiện ra bất kỳ lỗi sai ở bộ phận nào của công trình mà chưa đạt đúng như yêu cầu về chất lượng thì chủ thầu sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Chủ thầu sẽ phải chịu toàn bộ chi phí và phải khắc phục, sửa chữa tất cả mọi vấn đề xảy ra.
Tuy nhiên, nếu như trong quá trình nghiệm thu, chủ nhà khiến cho việc nghiệm thu không được thực hiện theo kế hoạch đã đề ra thì sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm và chi phí cho chủ thầu.
Thực tế cho thấy, đa số các chủ nhà đều không có đủ chuyên môn để có thể tự thực hiện việc nghiệm thu công trình nên không thể biết được công trình có đảm bảo chất lượng theo đúng như tiêu chuẩn đã đề ra. Vì vậy mà cần phải thuê những người có chuyên môn và làm trong lĩnh vực này, có nhiều kinh nghiệm để kiểm tra và nghiệm thu chất lượng đảm bảo có những đánh giá chính xác nhất về công trình.
Để nghiệm thu công trình cần tiến hành cụ thể 2 bước như sau:
- Kiểm tra các vật liệu, thiết bị cầu kiện: Để có thể kiểm định được những nguyên vật liệu có đủ tiêu chuẩn hay không thì cần người nghiệm thu cần phải nhận đầy đủ hồ sơ về vật liệu và thiết bị cầu kiện từ nhà thầu.
- Tiến hành nghiệm thu công trình.
Trên đây là chi tiết về quy trình nghiệm thu công trình xây dựng. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều bài viết, kiến thức về trắc địa tại phần tin tức của Việt Thanh Group. Ngoài ra tham khảo các thiết bị đo đạc như máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình, máy GPS RTK 2 tần số,..tại gian hàng của chúng tôi.
>>>Xem thêm: Chuyển giao công nghệ cung cấp máy toàn đạc tại Bình Dương
Be the first to review “Chi tiết quy trình nghiệm thu công trình xây dựng từ A-Z”