[Giải đáp] Có mấy loại nền móng và kinh nghiệm chọn móng nền phù hợp

07/03/2025
91 lượt xem

Phần nền móng là quan trọng nhất trong kết cấu xây dựng của mỗi công trình bởi nó giúp đảm bảo cho sự kiên cố của công trình trong quá trình thi công và sử dụng. Nhưng có mấy loại nền móng? Đặc điểm cơ bản của chúng là gì? Làm thế nào để chọn được nền móng phù hợp cho công trình xây dựng? Cùng Việt Thanh Group tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

>>>Xem thêm: Ứng dụng máy thủy bình để đo cao độ, xác định độ lún cho phép của móng nhà.

Khái niệm nền móng là gì?

có mấy loại nền móng
Nền móng là bộ phận rất quan trọng và cần được hti công kỹ càng

Trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề có mấy loại nền móng thì chúng ta cần hiểu sơ qua về khái niệm nền móng là gì? Nền móng là một bộ phận kết cấu kỹ thuật được xây dựng ở dưới cùng của mỗi công trình. Nơi đây sẽ làm nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp và toàn bộ tải trọng của công trình. Vì vậy nền móng có được thi công cẩn thận, ổn định, chắc chắn thì công trình mới bền vững, kiên cố và an toàn. 

Trong quá trình thiết kế, thi công công trình xây dựng máy thủy bình Sokkia với model nổi bật như máy thủy bình Sokkia SDL30 được ứng dụng để đo đạc, xác định độ lún của đất để giúp nhà thầu và chủ đầu tư lựa chọn được loại nền móng phù hợp nhất. Vậy có mấy loại nền móng chính? Đặc điểm của từng loại móng là gì?

Xem thêm: Tiêu chuẩn đắp đất nền móng: Quy trình và lưu ý

Có mấy loại nền móng phổ biến hiện nay?

Có mấy loại nền móng? Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay đang tồn tại 5 loại nền móng chính, được sử dụng phổ biến. Cụ thể như sau:

Móng tự nhiên

Đúng như tên gọi của nó, nền móng tự nhiên là loại móng đã có sẵn trong tự nhiên, không cần đến sự tác động của con người. Đặc điểm chính của nền móng này là độ chịu lực khá yếu, dễ lún, nứt, không chịu được tải trọng lớn. Móng tự nhiên thích hợp với những kiểu công trình xây dựng không phải chịu tải trọng nhiều.

Nền móng đơn

có mấy loại nền móng
Nền móng đơn phù hợp sử dụng trong công trình xây dựng cầu đường, làm chân cột nhà

Nền móng đơn là loại móng có chi phí thấp, tác dụng chịu lực phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông. Loại móng đơn có sức chịu tỉ trọng yếu hơn so với các loại móng khác nên thường được dùng để đỡ 1 cột hoặc 1 cụm cột đứng cùng nhau. Các loại chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu hay được xây dựng trên móng đơn. Thiết kế móng đơn đa dạng, có thể là tròn, vuông, chữ nhật…tuỳ thuộc vào kiến trúc sư và vai trò chịu lực.

Nền móng băng

Móng băng là loại móng được thiết kế theo dải dài hoặc chạy theo đường chân tường và có sự giao nhau. Cũng có những trường hợp, chúng ta thấy móng băng có sự giao cắt nhau theo hình chữ thập. Việc chịu tải trọng trên nền móng băng không tập trung vào 1 chỗ mà được chia đều ra cho nên tính kiên cố khá cao.

Trong khi thi công xây dựng, sử dụng nền móng băng sẽ dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức hơn móng đơn. Bởi loại móng này được thi công bằng phương pháp đào móng xung quanh công trình hoặc dùng cách đào móng song song. Móng băng phù hợp sử dụng xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, nhà trệt với độ lún vừa phải, đồng đều.

Nền móng bè

có mấy loại nền móng
Nền móng bè phù hợp với những khu vực đất yếu, độ lún cao

Khi dùng máy thủy bình Sokkia SDL 50 để khảo sát đất nền trước khi làm móng mà các kiến trúc sư nhận thấy đây là khu vực nền đất yếu, mềm, khả năng chịu lực kém thì sẽ sử dụng móng bè. Đặc điểm của loại móng này là nó trải rộng bên dưới toàn bộ công trình xây dựng, giúp giảm tối đa áp lực cũng như phân bố đồng đều tải trọng của toàn bộ công trình lên bề mặt nền, tránh xảy ra tình trạng lún nứt cục bộ. 

Nền móng cọc

có mấy loại nền móng
Móng cọc có độ ổn định cao, thời gian thi công ngắn nên phù hợp với nhiều công trình xây dựng

Móng cọc hiểu đơn giản là đóng các cọc sâu xuống dưới lòng đất để tăng khả năng chịu lực cho công trình xây dựng. Cấu tạo của móng cọc gồm có 2 bộ phận chính là cọc và đài cọc. Cọc là bộ phận có kết cấu chiều dài lớn hơn so với bề ngang. Nó được đóng tại chỗ vào nền đất để đảm bảo cho công trình đúng như bản vẽ thiết kế.

Ưu điểm của nền móng cọc phải kể đến như: có độ kiên cố và ổn định, thời gian thi công nhanh gọn, giá thành phải chăng nên được ưa chuộng sử dụng trong nhiều công trình xây dựng khác nhau.

Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế nền móng: Hướng dẫn chi tiết

Kinh nghiệm lựa chọn nền móng công trình phù hợp

Nền móng là yếu tố rất quan trọng đảm bảo độ bền cũng như an toàn của công trình khi đưa vào sử dụng. Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề có mấy loại nền móng thì việc chọn nền móng làm sao cho phù hợp, đảm bảo được an toàn cho công trình xây dựng cũng là vấn đề cần lưu tâm.

Chọn nền móng dựa trên tải trọng công trình

Tải trọng công trình xây dựng là sự tổng hòa của nhiều yếu tố như: tổng trọng lượng của công trình, khối lượng sản phẩm nội thất và các tải trọng khác như con người, động đất, gió…. Chính vì vậy, để biết được loại móng nào phù hợp với công trình xây dựng của mình, chủ đầu tư cần tính toán được gần đúng tải trọng của công trình truyền xuống móng.

Chọn nền móng dựa trên nền đất xây dựng công trình

Mỗi loại nền móng lại thích hợp với những nền đất khác nhau. Để chọn được nền móng phù hợp thì cần phải thực hiện khảo sát địa chất bằng máy thủy bình Satlab SAL32 để tìm hiểu chi tiết đặc điểm của đất nền, mực nước ngầm, độ lún, chiều dày của đất, khả năng chịu tải theo độ sâu…

Lựa chọn nền móng dựa trên kết cấu móng của các công trình lân cận

Những công trình đã xây dựng xung quanh là kênh tham khảo hữu hiệu cho chủ thầu và nhà đầu tư. Bởi nếu các công trình đó đã được xây dựng và đưa vào sử dụng ở khu vực có điều kiện địa chất giống như khu vực công trình chuẩn bị thi công thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo giải pháp thi công nền móng đó cho công trình của mình để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin sơ lược giúp bạn đọc có được câu trả lời cho vấn đề có mấy loại nền móng cũng như đặc điểm cụ thể của từng loại. Để có được phương án thi công, xây dựng công trình an toàn, phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn đọc hãy lựa chọn cho mình đơn vị thi công uy tín nhé.

Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bảo đồ của Việt Thanh Group

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.