Tách thửa đất trong thời gian gần đây đang rất được quan tâm không chỉ xuất phát từ mong muốn đầu tư, phát triển dự án mà còn do yếu tố cá nhân như việc chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được các quy định về diện tích tối thiểu tách thửa. Trong bài viết dưới đây, Việt Thanh sẽ chia sẻ các thông tin có liên quan để bạn đọc hiểu hơn về các yêu cầu, điều kiện, quy trình tách thửa. Mời bạn đọc cùng tham khảo!
>> Xem thêm: Ứng dụng máy định vị GPS 2 tần số trong đo đạc, tách thửa
Tách thửa là gì?

Tách thửa đất hiểu đơn giản là việc chia một mảnh đất và các tài sản gắn liền với đất thành nhiều thửa nhỏ để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như kinh doanh, xây dựng, đầu tư…
Lúc này, từ một bản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được tách thành 2 hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác. Tất cả đều phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai, đảm bảo diện tích tối thiểu tách thửa để duy trì tính hợp pháp và sự phát triển bền vững của tài nguyên đất.
Khi tiến hành tách thửa, việc xác định chính xác ranh giới, diện tích chính xác là rất quan trọng. Máy GNSS RTK như Máy GNSS RTK Hi-Target V200, Máy GNSS RTK Hi-Target iRTK 5,…giúp đo đạc nhanh chóng, đảm bảo tối đa độ chính xác trong quá trình đo bán kính, toàn đạc cột mốc.
Diện tích tối thiểu tách thửa là bao nhiêu?

Để có thể tách thửa, thửa đất mới hình thành phải đáp ứng được diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, diện tích tối thiểu tách thửa này không cố định, mà còn phụ thuộc vào từng khu vực, từng loại đất cũng như quy định của từng địa phương.
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP về quy định thi hành Luật Đất đai, mỗi địa phương sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế để quy định diện tích tối thiểu tách thửa. Thường thì, diện tích tối thiểu tách thửa cho đất ở tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM là từ 30 đến 50m². Trong khi đó, ở các khu vực nông thôn, diện tích tối thiểu tách thửa có thể thấp hơn, từ 50m² đến 100m², tùy thuộc vào quy định thực tế của từng tỉnh, thành phố.
Ví dụ:
- Diện tích tối thiểu tách thửa tại TP.HCM: Diện tích tối thiểu tách thửa giai đoạn hiện tại thường là 50m² đối với đất ở.
- Diện tích tối thiểu tách thửa tại Hà Nội: Diện tích tối thiểu tách thửa thường dao động từ 30m² đến 50m² tùy thuộc vào vị trí cụ thể của thửa đất.
Điều kiện để tách thửa đất đầy đủ nhất

Theo Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất như sau:
(1) Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
(2) Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;
(3) Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất;
(4) Việc tách thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; bảo đảm cấp nước, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi, khi thực hiện việc tách thửa đất thì không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
(5) Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề;
(6) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa;
(7) Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa.
Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị tách thửa 11/ĐK: Hướng dẫn chi tiết và điều cần biết
Quy trình thực hiện tách thửa đất chi tiết
Thủ tục tách thửa đất đai được thực hiện theo điều 7, Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Để tách thửa thành công, cá nhân hoặc tổ chức cần thực hiện theo quy trình pháp lý như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị xin tách thửa đất gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin tách thửa theo mẫu quy định số 01/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP;
- Bản vẽ tách thửa đất lập theo Mẫu số 02/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện hoặc do đơn vị đo đạc có Giấy phép về hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính thực hiện;
- Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đã cấp kèm bản gốc để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng, chứng thực;
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện nội dung tách thửa đất (nếu có).
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đầy đủ như mực trên tại một trong những cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết dưới đây:
– Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
– Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện;
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ và đưa giấy hẹn trẻ kết quả cho người nộp hồ sơ. Tiếp đó, Cơ quan chức năng sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ và tiến hành đo đạc thực địa và thực hiện tách thửa. Thời gian để hoàn tất việc xét duyệt có thể từ 7 đến 30 ngày.
Bước 4: Trả kết quả
Sau khi hoàn tất các thủ tục, nếu hồ sơ đủ tiêu chuẩn, người tách thửa sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa mới.
Xem thêm: Hồ sơ tách thửa đất gồm những gì? Hướng dẫn chi tiết
Những lưu ý khi thực hiện tách thửa đất
Khi thực hiện tách thửa, người sử dụng đất cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Chú ý đến quy định của từng địa phương: Các quy định diện tích tối thiểu tách thửa có thể thay đổi tùy theo từng giai đoạn và địa phương, do đó cần theo dõi thông tin từ các cơ quan nhà nước hữu quan.
Tư vấn pháp lý: Nếu không chắc chắn về quy trình hoặc các quy định liên quan, nên tìm kiếm sự tư vấn từ luật sư hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai.
Lưu giữ hồ sơ: Giữ gìn các hồ sơ liên quan đến tách thửa để phòng tránh các trường hợp tranh chấp trong tương lai.
Diện tích tối thiểu tách thửa là một trong những yếu tố quan trọng cần phải nắm vững để thực hiện việc tách thửa một cách hợp pháp. Hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp đủ thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định, điều kiện và quy trình tách thửa. Nếu bạn đang có ý định thực hiện tách thửa, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ và tìm hiểu các quy định cụ thể tại địa phương của mình.
>> Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ tại Việt Thanh Group
Be the first to review “Diện tích tối thiểu tách thửa – Điều kiện, yêu cầu và quy định cụ thể”