Hướng dẫn đo góc bằng máy kinh vĩ chi tiết

14/06/2024
760 lượt xem

Máy kinh vĩ là một dụng cụ đo lường thiết yếu trong ngành trắc địa, được sử dụng để đo góc ngang, góc đứng và khoảng cách giữa các điểm. Ngày nay với sự ra đời của máy toàn đạc điện tử, phạm vi sử dụng của máy kinh vĩ giảm dần, nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của máy kinh vĩ mang lại. Bài viết sau Việt Thanh Group sẽ hướng dẫn chi tiết cách đo góc bằng máy kinh vĩ.

Xem thêm: MÁY KINH VĨ ĐIỆN TỬ NIKON NE-102

Đo góc bằng máy kinh vĩ
Đo góc bằng máy kinh vĩ là một tính năng được sử dụng nhiều

Giai đoạn chuẩn bị

Bước 1: Định tâm máy 

Định tâm máy là bước vô cùng quan trọng trong việc sử dụng máy kinh vĩ, đảm bảo cho tâm của máy trùng với tâm tại mốc điểm đặt máy, giúp trục đứng của máy đi qua đỉnh của góc cần đo, từ đó mang lại kết quả đo chính xác nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách định tâm máy bằng bộ dọi tâm quang học (laser) hoặc quả dọi:

  • Mở rộng chân máy và đặt máy lên sao cho tâm máy gần với tâm mốc và tạo thành các góc 120 độ đều nhau sao cho máy vững chắc nhất..
  • Sử dụng bộ dọi tâm quang học (laser) hoặc quả dọi để điều chỉnh máy cho cân bằng, đảm bảo bọt thủy nằm chính giữa tâm.

>>Xem thêm: MÁY KINH VĨ ĐIỆN TỬ TOPCON DT-205

Bước 2: Cân bằng máy

Cân bằng máy là bước bắt buộc trong quá trình sử dụng máy kinh vĩ, đảm bảo cho các phép đo được thực hiện với độ chính xác cao nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách cân bằng máy kinh vĩ:

  • Sau khi đặt máy lên chân máy và cố định bằng các chốt, sử dụng hai chân máy để điều chỉnh cho bọt thủy sơ bộ ở đế máy nằm chính giữa vòng tròn.
  • Sau khi bọt thuỷ sơ bộ đã vào, nên kiểm tra lại tâm máy xem có trùng với tâm tại mốc cần đo không. Nếu bọt thủy tròn không nằm chính giữa trong suốt quá trình xoay, cần di chuyển máy trên chân máy để tâm máy trùng với tâm tại mốc cần đo.
  • Sử dụng hai ốc cân máy nằm ở hai bên đế máy để điều chỉnh bọt thủy dài nằm chính giữa ống ngắm.
  • Xoay máy 90 độ theo phương ngang và lặp lại thao tác điều chỉnh bọt thủy dài bằng ốc cân thứ ba.
  • Tiếp tục xoay máy về vị trí ban đầu và kiểm tra xem bọt thủy dài có nằm chính giữa hay không. Nếu chưa, điều chỉnh lại hai ốc cân bên cho đến khi bọt thủy dài nằm chính giữa.
  • Lặp lại các bước trên cho đến khi bọt thủy dài và bọt thủy tròn nằm chính giữa trong mọi vị trí xoay của máy.

>Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy đo khoảng cách laser cầm tay chi tiết

Cách đo góc bằng máy kinh vĩ 

1. Đo góc ngang bằng máy kinh vĩ

Phương pháp đo góc ngang bằng cách đo cung là phương pháp phổ biến được sử dụng trong trắc địa để đo góc giữa hai điểm với độ chính xác cao. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc đo hai nửa cung của góc cần đo, sau đó tính toán trung bình để lấy kết quả chính xác nhất.

Bước 1: Đo nửa lần thuận kính

  • Vị trí thuận kính: Đưa bàn độ ngang về giá trị 0000’00”.
  • Ngắm điểm B: Xoay máy và ngắm điểm B, đọc và ghi lại giá trị góc ngang trên bàn độ ngang là Bt.
  • Ngắm điểm C: Tiếp tục xoay máy và ngắm điểm C, đọc và ghi lại giá trị góc ngang trên bàn độ ngang là Ct.
đo góc bằng máy kinh vĩ
Lựa chọn các thiết bị máy kinh vĩ chất lượng hỗ trợ công tác đo góc

Bước 2: Đo nửa lần đảo kính

  • Đảo kính: Mở khóa ống kính, đảo kính nửa vòng và mở khóa bán phần.
  • Ngắm điểm B: Xoay máy và ngắm điểm B, đọc và ghi lại giá trị góc ngang trên bàn độ ngang là Bđ.
  • Ngắm điểm C: Tiếp tục xoay máy và ngắm điểm C, đọc và ghi lại giá trị góc ngang trên bàn độ ngang là Cđ.

Lặp lại các thao tác trên đo lần 2. Nhưng đưa bàn độ ngang về giá trị có xê dịch đi 1800/n.

2. Đo góc đứng bằng máy kinh vĩ

Bước 1: Ngắm điểm đo

  • Đặt máy kinh vĩ vào vị trí thuận kính (không đảo kính).
  • Xoay máy và ngắm điểm cần đo (ví dụ: điểm A).
  • Đọc số đọc trên bàn độ đứng và ghi lại giá trị này là Z.

Bước 2: Tính góc đứng

Sử dụng công thức sau để tính góc đứng (v):

v = MO – Z

  • MO là sai số trục đứng của máy, được xác định trước khi đo.
  • Z là số đọc trên bàn độ đứng.

3. Đo cao lượng giác bằng máy kinh vĩ

Bước 1: Chuẩn bị

  • Đặt máy kinh vĩ vào vị trí thuận kính (không đảo kính).
  • Đo chiều cao máy (i) từ mặt đất đến tâm ống ngắm.
  • Dựng mia vào vị trí cần đo cao (ví dụ: điểm B).

Bước 2: Ngắm mia và đọc số

  • Xoay máy và ngắm mia.
  • Đọc ba chỉ trên mia gồm:
    • Chi trên (cT)
    • Chi giữa (cG)
    • Chi dưới (cD)
  • Đọc số đọc trên bàn độ đứng và ghi lại giá trị này là Z.

Những công thức tính cao độ theo PP. lượng giác:

v = MO – Z ; D = (cT – cD) x 100 x Cos2v

hAB = i + D x tgv – cG ; HB = HA + hAB

Một số máy kinh vĩ được ưa chuộng hiện nay như MÁY KINH VĨ ĐIỆN TỬ SATLAB SDT2 , MÁY KINH VĨ ĐIỆN TỬ TOPCON DT-207 , MÁY KINH VĨ ĐIỆN TỬ TOPCON DT-209

Qua bài viết trên Việt Thanh Group đã tổng hợp thông tin đo góc bằng máy kinh vĩ, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với quý khách hàng. Việt Thanh Group là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ đo đạc địa chính uy tín với giá cả phải chăng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua và thuê thiết bị xin vui lòng liên hệ hotline 0972.819.589 để Việt Thanh có thể hỗ trợ một cách tốt nhất.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.