Công nghệ đo GPS RTK đã giúp công tác trắc địa có những phát triển vượt bậc, hỗ trợ việc đo đạc trở nên đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng hơn mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao nhất. Thông thường, các kỹ sư thường sử dụng sóng 3G/4G phổ biến hơn bởi sự phủ sóng và tiện lợi của nó. Vậy khi nào cần sử dụng sóng Radio? Trường hợp nào cần kết hợp máy GNSS RTK với bộ phát radio? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Công nghệ đo GPS RTK là gì?
Công nghệ đo GNSS RTK (Real-Time Kinematic) là một công nghệ đo lường dựa trên hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu nhằm xác định chính xác vị trí đối tượng trong thời gian thực. Công nghệ này sử dụng một máy thu GNSS được đặt cố định gọi là trạm tĩnh (Base station) để thu mà gửi tín hiệu đến một máy GNSS đang chuyển động gọi là trạm động (Rover station)
>>> Bài viết liên quan: Ưu và nhược điểm của công nghệ đo GPS RTK
2. Tầm quan trọng của Radio trong truyền dữ liệu GNSS
Một trong những lợi ích chính của phương pháp sử dụng radio để truyền dữ liệu là khả năng đạt được hiệu chỉnh thời gian thực. Có nghĩa là trạm Rover có thể nhận dữ liệu đã được chỉnh sửa trong thời gian thực, cho phép thiết bị thực hiện các phép đo chính xác tại hiện trường. Ngoài ra, sóng Radio đảm bảo sự kết nối giữa trạm Base và trạm Rover ngay cả trong những môi trường đầy khó khăn, thách thức như khu vực rừng cây cối rậm rạm hoặc môi trường có nhiều nhà cao tầng.
3. Các trường hợp cần kết hợp máy GNSS RTK với bộ phát Radio
- Khu vực không có sóng 3G/4G hoặc sóng 3G/4G không ổn định
- Khu vực không có trạm Cors hoặc Base 3G/4G
- Tùy thuộc vào nhu cầu người dùng, muốn tín hiệu giữa trạm Base và Rover nhanh, ổn định và đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy cao .
4. Kết hợp máy GNSS RTK và bộ phát radio nào?
Hiện nay, các hãng máy GPS 2 tần số RTK đều sản xuất bộ phát Radio ngoài kèm theo thiết bị phục vụ nhu cầu đo đạc của người dùng tại những nơi có địa hình khó khăn. Vì vậy việc kết hợp giữa máy GNSS RTK với bộ phát radio là tương đối dễ dàng và linh hoạt trong sự lựa chọn.
Việt Thanh Group hiện đang cung cấp các dòng máy RTK có tính năng phát base radio ngoài, có thể kể đến là model Hi-Target iRTK5 được khách hàng tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao về khả năng phát radio ổn định ở các khu vực hẻo lánh, địa hình khó khăn, cây cối rậm rạp.
- Tầm xa: có thể lên tới 8km ở điều kiện lý tưởng
- Radio trong với ăng-ten thế hệ mới hỗ trợ đa giao thức như: Hi-Target, TRIMTALK450S, TRIMMARK III, TRANSEOT, SATEL-3AS…
- Ăng-ten đa hướng giúp tăng 20% hiệu suất công việc. Nhờ đó, người dùng có thể ứng dụng cho nhiều công việc đo đạc khác nhau.
>>> Tham khảo thêm thông tin máy GNSS RTK Hi-Target iRTK5
5. Ưu và nhược điểm của việc kết hợp máy GNSS RTK với bộ phát Radio
– Ưu điểm:
- Có thể hoạt động được trên tất cả khu vực không có sóng 3G/4G hoặc có sóng 3G/4G không ổn định
- Sử dụng sóng Radio trực tiếp nên tín hiệu GNSS giữa trạm base và trạm rover được diễn ra liên tục, nhanh và ổn định, mang đến độ chính xác và độ tin cậy dữ liệu cao.
- Thích hợp trong công tác đo đạc tại các vùng đồi núi hoặc gần bờ biển.
– Nhược điểm:
- Khoảng cách phát Radio sẽ ngắn hơn khi sử dụng phương pháp 3G/4G nên cần di chuyển trạm Base nhiều lần khi thực hiện đo ở khoảng cách xe
- Chi phí cao vì phải sở hữu đồng thời 2 máy thu GNSS RTK có kèm radio ngoài và nhiều phụ kiện.
- Nhiều thiết bị dẫn đến việc di chuyển khó khăn, cồng kềnh.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc kết hợp máy GNSS RTK với bộ phát radio ngoài, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Việt Thanh Group – Công ty cung cấp thiết bị đo đạc chính hãng hàng đầu tại Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất!
Be the first to review “Kết hợp máy GNSS RTK với bộ phát radio trong trường hợp nào?”