Khảo sát địa chất là gì? Khảo sát địa chất là công tác nghiên cứu và thực hiện, đánh giá, phân tích những điều kiện địa chất của công trình tại khu vực xây dựng. Trong bài viết dưới đây, Việt Thanh group sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết về khảo sát địa chất, mời bạn cùng theo dõi.
Khảo sát địa chất là gì?
Khảo sát địa chất ( tiếng anh là Geological Survey) là những những công tác nghiên cứu được thực hiện nhằm công tác đánh giá những điều kiện địa chất của một công trình, một địa điểm nào đó chuẩn bị xây dựng. Công việc này nhằm xác định những yếu tố như cấu trúc của nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện của dòng nước dưới nền đất và những tai biến địa chất. Việc xác định yếu tố để phục vụ cho việc quy hoạch, thiết kế và xử lý phần nền móng sau này.
Khảo sát địa chất bao gồm những công tác nào
Trong khảo sát địa chất cần phải thực hiện những công tác như khoan đất, đào đất, xuyên tĩnh, xuyên động, nén tính, nén ngang,… Tất cả những công tác này đều được thực hiện một cách có bài bản và theo từng bước cụ thể:
Công tác thu thập dữ liệu
Công tác này đòi hỏi thu thập, tổng hợp và phân tích tất các dữ liệu điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng một cách chi tiết và chính xác nhất.
Công tác trắc địa
Công tác này được thực hiện nhằm mục đích đem các công trình từ bản đồ ra ngoài thực tế, bao gồm cả tọa độ và cao độ của thửa đất. Trong trường hợp đơn giản, có thể xác định vị trí của thửa đất bằng cách sử dụng thước.
Một số máy hỗ trợ cho công tác trắc địa trên thị trường hiện nay như máy GPS RTK, máy toàn đạc, máy thủy bình… Tham khảo các loại máy này tại trang web của Việt Thanh Group.
>>>Xem thêm: Máy đo đạc địa chính và những thông tin cần biết
Công tác khoan đào thăm dò
Đây là công tác quan trọng nhất trong quá trình khảo sát địa chất. Công tác này được thực hiện với mục đích chính dưới đây:
- Xác định sự phân bổ của các lớp đất đá.
- Thực hiện lấy các mẫu đất đá, mẫu nước để phục vụ công tác thí nghiệm.
- Phục vụ việc nghiên cứu đặc điểm của địa chất.
Một số loại máy khoan trên thị trường hiện nay như máy khoan XY-1, máy khoan XJ-100, máy khoan UKB 12/25.
Công tác thí nghiệm ngoài trời
Thực hiện công tác này có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của thí nghiệm trong phòng bởi các mẫu vật lớn, việc thí nghiệm được thực hiện ngay trong điều kiện tự nhiên của đất đá. Vì vậy mà kết quả thu được có độ chính xác cao. Ngoài trời có nhiều phương pháp thí nghiệm như nén tĩnh nền, xuyên tĩnh, cắt cánh, xuyên động, xuyên tĩnh, nén ngang, xuyên tiêu chuẩn. Mỗi một phương pháp lại có những mục đích riêng nhằm nghiên cứu những tính chất của đất đá. Một số phương pháp như sau:
- Phương pháp thí nghiệm cắt cánh: Công tác này được thực hiện với mục đích kiểm tra sức chống cắt không thoát nước của đất, độ liên kết và độ bền của kiến trúc để phân loại đất. Thí nghiệm này thường được áp dụng với một số loại đất yếu chủ yếu là loại đất dính, khó để lấy mẫu nguyên dạng thí nghiệm. Số liệu cắt cánh (lực dính kết không thoát nước CU) được sử dụng để tính toán độ ổn định của đất đá tại mái dốc hay tầng hầm, đánh giá mức độ trượt trồi và bùng nền ở những hố móng sâu..
- Phương pháp thí nghiệm xuyên tính: Phương pháp nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân chia địa tầng và mức độ đồng nhất của đất đá, sức chịu tải của cọc, độ dính chặt của đất rời.. Hiện nay với những máy xuyên hiện đại còn có thể xác nhận được áp lực nước của lỗ rỗng, áp lực tiêu tán trong đất để phục vụ những công trình hầm ngầm.
- Phương pháp thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT: Thí nghiệm này được thực hiện để phân chia địa tầng, mức độ chặt của đất rời và sức chịu tải của cọc..Phương pháp này được sử dụng nhiều vì dễ thực hiện và dễ kiểm soát.
- Phương pháp thí nghiệm trong phòng: Thí nghiệm này được thực hiện với những mẫu đất đá không nguyên dạng, nguyên dạng, những mẫu nước khi khảo sát thu được mang về phòng thí nghiệm. Để phục vụ việc xác định tính vật lý, tính cơ học, tính chất với nước, tên gọi của từng loại nhờ vào những máy móc và thiết bị chuyên dụng.
Công tác xử lý dữ liệu và lập báo cáo
Đây là bước cuối cùng trong quá trình phân tích và khảo sát địa chất. Thống kê và chỉnh lý lại các dữ liệu thu thập được, hệ thống hóa lại các dữ liệu trong quá trình khảo sát. Từ các dữ liệu đó thành lập báo cáo kết quả.
Trên đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi khảo sát địa chỉ chất là gì và những nội dung của công tác khảo sát địa chất. Khách hàng có thể tham khảo thêm các máy để phục vụ cho quá trình khảo sát địa chất tại trang web của Việt Thanh Group https://viet-thanh.vn/cua-hang/
>>>Xem thêm: Công trình nào phải khảo sát địa chất trước thi công
Be the first to review “Khảo sát địa chất là gì? Công tác trong khảo sát địa chất”