Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, đã và đang có nhu cầu ngày càng cao về số lượng, chất lượng nhân lực. Do vậy, chuyên ngành “hot” này hiện có rất nhiều bạn trẻ quan tâm, xét tuyển và theo học. Nếu bạn đang cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến ngành kỹ thuật công trình giao thông để theo học thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây của Việt Thanh Group nhé!
Khái niệm kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì?
Tên gọi tiếng Anh là Transport Construction Engineering là ngành học chuyên về thiết kế, thi công, quản lý các công trình giao thông như cầu, đường sắt, đường bộ, đường hầm, đường cao tốc, cảng, sân bay,… phục vụ đời sống và các công trình trong lĩnh vực xây dựng nói chung.
Chương trình đào tạo chuyên ngành này sẽ giúp người học trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu đến xây dựng công trình giao thông như trắc địa, kết cấu bê tông cốt thép cầu đường, kiểm định công trình, quy hoạch tuyến, thiết kế tổng thể, tổ chức và chỉ đạo thi công,…
Ngoài ra, người học có thêm kỹ năng thiết kế công trình, khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, kiểm tra an toàn lao động, hạch toán kinh tế,…
>>> Xem thêm: Quy trình thi công đường giao thông: Các bước chi tiết từ A đến Z
Tố chất phù hợp với khoa kỹ thuật công trình giao thông
Để theo đuổi và thành công sự nghiệp với ngành này, yêu cầu bạn phải có ít nhất một trong những tố chất sau:
- Có sức khỏe tốt, không ngại khổ, thích ứng với môi trường làm việc
- Khả năng làm việc theo nhóm tốt, có tinh thần hợp tác
- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao và chịu được áp lực cao
- Kỹ năng giao tiếp và khả năng truyền tải thông tin tốt
- Đam mê, yêu thích lĩnh vực kỹ thuật, ham học hỏi và tìm hiểu về các thiết bị đo đạc chuyên dụng như máy thủy bình, máy toàn đạc,,…
>>> Xem thêm: 2 cách tính độ dốc mặt đường và ứng dụng của máy thủy bình trong tính toán độ dốc
Cơ hội việc làm với ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là gì?
Tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm làm việc mà mức lương trong ngành dao động từ 10 – 15 triệu/tháng hoặc cao hơn.
Và sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm đối với sinh viên khoa kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là rất rộng mở như:
- Kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, chỉ huy công trường, thẩm định và nghiệm thu công trình xây dựng hạ tầng giao thông tại các công ty quản lý và sửa chữa công trình giao thông, công ty xây dựng cầu đường,…
- Giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại các viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề có khoa kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
- Chuyên viên, cán bộ quản lý, thiết kế, điều hành, tư vấn về kỹ thuật xây dựng tại các tập đoàn, công ty xây dựng trong nước và nước ngoài.
- Chuyên viên, cán bộ công tác ở cơ quan nhà nước về xây dựng, giao thông vận tải như Bộ Giao thông vận tải, Sở giao thông vận tải; các Ban quản lý xây dựng, trung tâm điều hành, quản lý giao thông, các phòng quản lý địa chính, quản lý xây dựng ở các quận, huyện, tỉnh (Thành phố).
>>> Xem thêm: Các loại máy dùng trong ngành trắc địa đo đạc
Các trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại Việt Nam
Hiện nay, chuyên ngành kỹ thuật công trình xây dựng giao thông có nhiều trường đào tạo mà bạn có thể đăng ký vào học như:
Khu vực miền Bắc | Khu vực miền Trung | Khu vực miền Nam |
1. Đại học Giao thông Vận tải 2. Đại học Kiến trúc Hà Nội 3. Đại học Thủy lợi 4. Đại học Xây dựng 5. Đại học Phương Đông 6. Đại học Quốc tế Bắc Hà 7. Đại học Hàng hải | 1. Đại học Vinh 2. Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng 3. Đại học Xây dựng Miền Trung 4. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng | 1. Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM 2. Phân hiệu Đại học Giao thông Vận tải tại TP.HCM 3. Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM 4. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 5. Đại học Thủy lợi – Cơ sở 2 6. Đại học Tôn Đức Thắng 7. Đại học Công nghệ TP.HCM 8. Đại học Quốc tế Hồng Bàng 9. Đại học Cần Thơ 10. Đại học Trà Vinh 11. Đại học Xây dựng Miền Tây 12. Đại học Dân lập Cửu Long 13. Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương |
Lưu ý, để đăng thi xét nguyện vọng vào chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông thường sẽ xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D29: Toán, Vật lí, Tiếng Pháp
Với thời gian đào tạo và cấp bằng là 3,5 – 4 năm hệ cử nhân và 5 năm với kỹ sư (tương đương hệ thạc sỹ)
>>> Xem thêm: 5 lưu ý về chứng chỉ giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có nhiều triển vọng phát triển nghề nghiệp trong hiện tại và tương lai. Nếu đây là là ngành học mà bạn đang quan tâm, hy vọng bài viết trên cung cấp, tổng hợp những thông tin hữu ích cần thiết giúp bạn nắm bắt cơ hội cho chính mình.
>> Xem thêm dịch vụ Đào tạo đo đạc miễn phí
Be the first to review “4 điều cần biết về chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông”