Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình – Quy định và cách thức tiến hành

16/07/2024
647 lượt xem

Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình là hoạt động giám sát, quản lý xuyên suốt dự án để đảm bảo thi công đúng tiến độ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quản lý tiến độ thi công công trình? Quy trình thực hiện như thế nào? Yêu cầu chi tiết ra sao? Mời quý bạn đọc tham khảo thông tin được Việt Thanh tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Pháp luật quy định về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình như thế nào?

Quản lý tiến độ công trình hiểu đơn giản là thực hiện các công việc liên quan đến giám sát, đôn đốc mọi hoạt động thi công công trình bắt đầu từ khi lúc khởi công đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo thi công đúng tiến độ và đảm bảo những yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư.

quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng được quy định trong Điều 18 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP

Việc quản lý thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 10 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ban hành ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư số 174/2021/TT-BQP do Bộ Quốc phòng ban hành ngày 27/12/2021.

Trong đó quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình  được quy định chi tiết trong Điều 18 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Những công việc cụ thể bao gồm:

  • Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình khi chưa triển khai xây dựng. Người quản lý phải nắm bắt được tiến độ thi công của nhà thầu so với hợp đồng xây dựng trên thực tế, tiến độ tổng thể của dự án do chủ đầu tư đưa ra…
  • Quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng quy mô lớn, thời gian thi công dài: Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì việc quản lý tiến độ xây dựng công trình phải được lập chi tiết cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm;
  • Giám sát tiến độ thi công và có những điều chỉnh kịp thời để không làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của dự án.
  • Trong trường hợp, tiến độ thi công tổng thể của dự án xây dựng kéo dài quá lâu, người giám sát cần có trách nhiệm báo cáo với chủ đầu tư để điều chỉnh lại tổng thể tiến độ, tránh lãng phí.

Quy trình quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình chi tiết

quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Quy trình quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng chi tiết

Việc quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình  được thực hiện chi tiết theo các bước dưới đây:

Bước 1: Ban quản lý, người chịu trách nhiệm quản lý tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; kiểm tra cao độ mặt bằng bằng máy thủy bình Hi-Target hoặc các thương hiệu uy tín, được kiểm định chất lượng khác; tiến hành thiết lập việc quản lý công trường xây dựng

Bước 2: Tiếp nhận và quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng. 

Bước 3: Quản lý quá trình thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

Bước 4: Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình

Bước 5: Giám sát tác giả bản thiết kế chi tiết trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Bước 6: Thực hiện các thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Bước 7: Nghiệm thu từng giai đoạn thi công xây dựng, từng bộ phận công trình xây dựng nếu là công trình lớn, nhiều hạng mục. Sử dụng thiết bị đo đạc hiện đại trong đó có các loại máy thủy bình để kiểm tra, cho ra kết quả nghiệm thu chính xác nhất.

Các dòng máy thủy bình chất lượng được lựa chọn nhiều thường tập trung một vài thương hiệu điển hình như máy thủy bình HI-TARGET, máy thủy bình SATLAB, máy thủy bình SOKKIA, máy thủy bình LEICA….

Bước 8: Nghiệm thu toàn bộ các hạng mục công trình khi công trình đã hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

Bước 9: Thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

Bước 10: Lập và tiến hành các biện pháp lưu trữ hồ sơ khi công trình đã hoàn thành.

Bước 11: Bàn giao công trình xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng được mọi yêu cầu về kỹ thuật và an toàn cho chủ đầu tư.

Yêu cầu khi quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

Để đảm bảo kiểm soát được toàn diện nguồn lực thi công cũng như tiến độ công trình như ban đầu thì việc quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:

Thi công công trình theo trình tự

quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Công trình xây dựng phải phù hợp với bản thiết kế đã được phê duyệt

Trình tự thi công công trình xây dựng thông thường là thực hiện từ trong ra ngoài, từ phần chính sang phần phụ, kết cấu từ dưới lên trên. Còn khi hoàn thiện công trình thì thực hiện căn chỉnh theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Đảm bảo đúng tiến độ thi công và thời gian bàn giao công trình

Khi quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình cần phải đảm bảo tiến độ đặt ra ban đầu. Bởi công trình thi công đúng tiến độ thì sẽ không xuất hiện tình trạng đội vốn, không phát sinh thêm nhiều chi phí. Bên cạnh đó, chủ thầu sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc rà soát tổng thể công trình, chỉnh sửa những phần chưa hợp lý, bàn giao cho nhà thầu công trình hoàn hảo nhất.

Điều động nhân lực hợp lý

Phân bổ, điều động nhân lực hợp lý sẽ giúp tối ưu công việc cũng như đạt hiệu quả làm việc tối đa. Việc điều động, phân bổ nhân sự cần phù hợp với từng giai đoạn của dự án. Hạn chế tối đa tình trạng tăng hoặc giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng đến chi phí cũng như chất lượng công việc.

Tiến độ thi công tương thích với nguồn vốn

Để hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng vốn do thi công chậm hoặc thiếu vốn do tiến độ thi công nhanh hơn dự tính thì khi quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình phải đảm bảo duy trì được tiến độ thi công phù hợp với nguồn vốn do chủ đầu tư cung cấp.

Xem thêm: Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng – Các bước cụ thể và nguyên tắc

Báo cáo quản lý tiến độ thi công công trình kèm chuẩn

quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Bản báo cáo tiến độ thi công định kỳ

Báo cáo quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình cần được thực hiện thường xuyên. Khi báo cáo càng chặt chẽ và cập nhật liên tục thì càng giúp đảm bảo được tiến độ, chất lượng của dự án. Mỗi đơn vị quản lý sẽ có những bản báo cáo của riêng mình, nhưng về cơ bản, một bản báo cáo tiến độ thi công công trình vẫn phải đảm bảo các nội dung chính:

(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng.

(2) Tên của chủ đầu tư.

(3) Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng.

(4) Trường hợp trong kỳ báo cáo có sự cố công trình thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theo quy định.

Tải miễn phí tại đây.

Xem thêm: Từ A-Z về bảng tiến độ thi công đường giao thông 

Trên đây là tổng hợp thông tin về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình mà Việt Thanh muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Nếu cần tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến chủ đề này, để lại lời nhắn dưới bài viết hoặc truy cập website của Việt Thanh Group nhé.

Xem thêm:dịch vụ đo đạc bản đồ

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.