Tìm hiểu về quy trình bảo trì công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam

16/07/2024
248 lượt xem

Việc thực hiện vận hành, quản lý và bảo trì công trình giao thông theo đúng quy định Nhà Nước là điều vô cùng cần thiết, đảm bảo duy trì tuổi thọ công trình, an toàn giao thông và mục đích sử dụng. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ và mới nhất về quy trình bảo trì công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam hiện nay.

Căn cứ pháp lý và định nghĩa quy trình bảo trì công trình giao thông là gì?

Quy-trinh-bao-tri-cong-trinh-giao-thong-2
Bảo trì bảo dưỡng công trình đường bộ là hết sức cần thiết

Bài viết sau đây, Việt Thanh Group dựa vào các căn cứ pháp lý sau:

Theo khoản 1 Điều 1 của Thông tư 41/2021/TT-BGTVT, định nghĩa “bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.

Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường bộ; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị để việc khai thác sử dụng công trình đường bộ đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.”

Như vậy, quy trình bảo trì công trình giao thông đường bộ là tài liệu quy định các phương pháp, nội dung và trình tự thực hiện bảo trì công trình đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao chất lượng sử dụng và duy trì tuổi thọ công trình đường bộ.

>>> Xem thêm: Quy trình bảo trì công trình xây dựng – Trình tự và nội dung

Tìm hiểu quy trình bảo trì công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam

Quy-trinh-bao-tri-cong-trinh-giao-thong-1
Quy trình bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định Nhà nước
  • Nội dung quy trình bảo trì công trình đường bộ được quy định theo khoản 6 Điều 1 của Thông tư 41/2021/TT-BGTVT (khoản 1 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
  • Về trách nhiệm lập, phê duyệt quy trình: áp dụng khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP
  • Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình giao thông đường bộ: áp dụng khoản 6 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP
  • Quy định về quyền phê duyệt quy trình bảo trình công trình đường bộ áp dụng theo Điều 8 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT và đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 7 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT

>>> Xem thêm: Quy trình thi công đường giao thông: Các bước chi tiết từ A đến Z

Nội dung bảo trì công trình giao thông

  • Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật thực tế của công trình giao thông đường bộ, xem xét đánh giá mức độ hư hỏng, xuống cấp của công trình.
  • Thực hiện các biện pháp bảo dưỡng – duy trì tình trạng tốt nhất của công trình đường bộ, gồm: vệ sinh, dọn dẹp hành lang an toàn giao thông, bảo dưỡng các bộ phận chuyển động đảm bảo hoạt động trơn tru, sửa chữa các hư hỏng nhỏ.
  • Khắc phục hư hỏng, xuống cấp, thực hiện sửa chữa, công trình giao thông.
  • Cải tạo, nâng cao và cải thiện các hạng mục công trình đường bộ, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng.

>>> Xem thêm: Chi tiết quy trình nghiệm thu công trình xây dựng từ A-Z

3 phương pháp bảo trì công trình giao thông đường bộ

  • Bảo trì định kỳ thực hiện theo 1 thời gian nhất định như hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm,…
  • Bảo trì theo hiện trạng công trình là thực hiện khi có hư hỏng, công trình giao thông xuống cấp không đảm bảo sử dụng.
  • Bảo trì dự phòng là thực hiện trước khi công trình giao thông đường bộ bị xuống cấp, hư hỏng.

>>> Xem thêm: Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng hiệu quả

Trình tự thực hiện bảo trì công trình giao thông đường bộ

Quy-trinh-bao-tri-cong-trinh-giao-thong-3
Sử dụng các công cụ, thiết bị hỗ trợ đo đạc chuyên dụng trong bảo trì công trình đường bộ
  • Bước 1: Lập kế hoạch bảo trì

Xác định và lên chi tiết về nội dung, phương pháp, thời gian, các nguồn lực cần thực hiện trong quá trình bảo trì

  • Bước 2: Thực hiện bảo trì theo kế hoạch đã lên
  • Bước 3: Kiểm tra sau bảo trì về chất lượng công việc có đảm bảo đáp ứng yêu cầu và mục đích đề ra
  • Bước 4: Lưu trữ hồ sơ bảo trì phục vụ công tác theo dõi, quản lý hồ sơ theo đúng quy định.

Lưu ý, để đảm bảo độ chính xác, hiệu quả công việc cũng như tiến độ thực hiện ở bước 2 và bước 3, ngoài yêu cầu cao về cán bộ thực thi thì cần có sự hỗ trợ của các các công cụ, thiết bị đo đạc hiện đại, chuyên dụng như máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử, máy GNSS RTK

>>> Xem thêm: Top 5 thương hiệu máy toàn đạc uy tín, chất lượng trên thị trường

Lưu ý đối với quy trình bảo trì công trình giao thông đường bộ

    • Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung, phương pháp, trình tự, tổ chức thực hiện theo đúng quy định, quyền hạn và chức trách.
    • Quy trình bảo trì phù hợp hiện trạng công trình, với tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng.
    • Việc bảo trì theo định kỳ, theo hiện trạng và dự phòng, nhằm đảm bảo công trình giao thông ở tình trạng tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu về thiết kế, an toàn giao thông và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
    • Việc thực hiện bảo trì phải đảm bảo đúng tổ chức, đúng người, có trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm làm việc.
  • Ngoài nhân lực thực hiện cần thông qua các công cụ dụng cụ, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, đảm bảo độ chính xác cao, nhanh chóng và tiện lợi.

 >>> Xem thêm: Báo giá máy thủy bình mới nhất

Trên đây là nội dung chính về quy trình bảo trì công trình giao thông đường bộ tại Việt Nam cũng như 1 số lưu ý mà bài viết đã tổng hợp lại. Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy like, share bài viết trên và theo dõi những  kiến thức mới nhất của Việt Thanh Group nhé!

>> Xem thêm dịch vụ đo đạc bản đồ 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.