Thị trường bất động sản ngày càng sôi động, nhu cầu tách thửa đất cũng vì thế mà tăng lên. Nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết căn bản về tách thửa đất. Trong bài viết dưới đây, Việt Thanh Group sẽ tổng hợp những thông tin cần thiết liên quan đến tách thửa đất là gì và những quy định theo Luật Đất Đai năm hiện hành. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo!
>>Xem thêm: Ứng dụng máy GNSS RTK trong xác định vị trí thửa đất, tách thửa
Tách thửa đất là gì?

Tách thửa đất là gì? Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, tách thửa đất là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất từ một thể hợp nhất thành nhiều phần khác nhau.
Lúc này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất hình thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.
Như vậy có thể hiểu, tách thửa đất hiểu đơn giản chính là việc phân chia một thửa đất ban đầu thành hai hoặc nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích thửa đất ban đầu.
>>>Xem thêm: Diện tích tối thiểu tách thửa – Điều kiện, yêu cầu và quy định cụ thể
Các trường hợp được tách thửa đất là gì?
Theo quy định của Luật Đất đai 2013 bổ sung năm 2024, những trường hợp được phép tách thửa đất bao gồm:
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Trường hợp này được quy định chi tiết trong Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 như sau: “Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Thừa kế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hiểu đơn giản đó là người đứng tên thửa đất đã qua đời, di chúc lại quyền thừa kế mảnh đất thì người được hưởng thừa kế sẽ chính là người đứng tên mới và có quyền thực hiện việc tách thửa đất theo quy định.
Cho tặng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Trường hợp này được hiểu là người đứng tên sổ đỏ đã cho tặng người khác mảnh đất hợp pháp có nghĩa là người được tặng được phép thực hiện quy trình tách thửa đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Thế chấp sổ đỏ
Trường hợp tách thửa đất này có thể hiểu rằng bên thế chấp dùng mảnh đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ mà không được phép giao mảnh đất cho bên nhận thế chấp.
Cho thuê quyền sử dụng đất cũng như tài sản gắn liền với đất
Nếu người đứng tên trên sổ đỏ thửa đất cho một bên thứ 3 thuê quyền sử đất cũng như tài sản gắn liền với đất thì bên thuê có quyền được thực hiện tách thửa.
Điều kiện tách thửa đất theo Luật Đất Đai 2024

Điều kiện tách thửa đất là gì? Theo quy định trong điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định chi tiết về điều kiện tách thửa đất như sau:
- Thứ nhất, là thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Thứ hai là thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;
- Thứ ba, đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thứ tư, việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý. Nếu người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi thì khi thực hiện việc tách thửa đất hoặc hợp thửa đất không phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất để làm lối đi đó.
- Thứ năm, nếu hợp tách thửa đất, hợp thửa đất mà có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất.
- Thứ sáu, các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của UBND cấp tỉnh; Nếu thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời với việc hợp thửa với thửa đất liền kề.
- Thứ bảy, nếu chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách ra phải bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa;
- Thứ tám, trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa.
>>Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị tách thửa 11/ĐK: Hướng dẫn chi tiết và điều cần biết
Thủ tục tách thửa đất mới nhất theo luật Đất Đai năm 2024

Theo quy định trong luật Đất Đai năm 2024, thủ tục tách thửa đất là gì? Có gì đáng chú ý? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết quy trình, thủ tục tách thửa đất theo quy định mới nhất
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin tách thửa
Bộ hồ sơ đầy đủ yêu cầu tách thửa đất gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị tách thửa đất theo mẫu 11/ĐK Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. (Tải mẫu tại đây).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bản gốc.
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của chủ đất sau khi tách thửa.
- Một số giấy tờ có liên quan khác.
Bước 2: Nộp hồ sơ yêu cầu tách thửa đất
Đối tượng có nhu cầu tách thửa đất hãy chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như trên và nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, bộ phận một của của Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tồn tại thửa đất cần tách sổ.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Hồ sơ của người yêu cầu tách thửa sau khi được nộp, văn phòng đăng ký đất đai sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhận, thẩm định và thực hiện các công việc liên quan đến tách thửa như:
- Tiến hành đo đạc địa chính để xác định diện tích, ranh giới thửa đất. Những thiết bị đo đạc hiện đại được sử dụng như máy GNSS RTK Hi-Target V500…
- Tiến hành báo cáo, lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho thửa đất mới tách.
- Chỉnh lý số liệu và cập nhật thông tin hồ sơ địa chính trên cơ sở dữ liệu đất đai.
- Trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho người yêu cầu tách thửa.
- Trong quá trình thụ lý và xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, thiếu sót thì cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối xử lý, trả hồ sơ lại cho người dân có kèm theo công văn hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Trả kết quả
Sau 15 ngày người yêu cầu tách thửa sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nếu hồ sơ hợp lệ.
Đối với những địa phương có địa hình phức tạp, điều kiện nhiều khó khăn như hải đảo, vùng núi cao… thì thời gian giải quyết hồ sơ được quy định tối đa là 25 ngày.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được tách thửa đất là gì cùng những thông tin có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu quý bạn đọc quan tâm đến các vấn đề liên quan đến tách thửa, hãy truy cập website của Việt Thanh để biết thêm các thông tin nhé.
>>Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ uy tín tại Việt Thanh Group
Be the first to review “Tách thửa đất là gì? Điều kiện, quy trình tách thửa theo Luật Đất Đai”