Tìm hiểu đường bình độ là gì và các đặc điểm của nó

25/07/2024
543 lượt xem

Đường bình độ là các đường cong khép kín trên bản đồ địa hình, thể hiện độ cao của địa hình so với mực nước biển. Nó có nhiều ứng dụng trong việc giúp người xem bản đồ hiểu được hình dạng và độ dốc của địa hình. Trong bài viết dưới đây, Việt Thanh Group sẽ mang lại những thông tin chi tiết về đường bình độ là gì và những đặc điểm của nó, mời bạn cùng theo dõi. 

>>>Tham khảo Máy RTK được sử dụng trong quá trình tìm ra các đường bình độ. 

Tìm hiểu đường bình độ là gì? 

Đường bình độ hay còn được biết đến với tên gọi khác là đường đồng mức. Là các đường được thể hiện trên bản đồ địa hình. Chúng được tạo ra bằng cách nối những điểm có cùng độ cao với nhau tạo thành những đường cong khép kín. Nói cách khác, đường bình độ là giao tuyến giữa mặt đất và mặt phẳng song song với mặt thủy chuẩn.

Tùy vào mỗi loại bản đồ và tỷ lệ của bản đồ so với địa hình ngoài thực tế, bản đồ có tỉ lệ càng lớn và càng chi tiết bao nhiêu thì khoảng cao đều sẽ càng nhỏ. Khoảng cách giữa các đường bình độ trong bản đồ địa hình thưa hay mau sẽ thể hiện độ dốc hay thoải của vùng địa hình trên bản đồ. Khoảng cách càng dày càng dốc, càng thưa sẽ càng thoải. 

>>>Xem thêm: Hướng dẫn đo cao độ so với mực nước biển chi tiết nhất

đường bình độ là gì
Đường bình độ là gì?

Các đặc điểm của đường bình độ 

Đường bình độ sẽ có các đặc điểm sau đây: 

  • Tất cả các đường bình độ không song song nhưng cũng không cắt nhau. Nếu hai đường bình độ cắt nhau, điều đó sẽ ám chỉ một độ cao có hai giá trị khác nhau, điều này là không thể trong thực tế.
  • Đường bình độ luôn luôn là các đường cong và được khép kín. Mỗi đường bình độ đại diện cho một độ cao nhất định so với mực nước biển.
  • Hai đường bình độ đối xứng nhau sẽ có cùng độ cao.
  • Nếu các đường bình độ nằm gần nhau, điều đó thể hiện địa hình dốc. Độ dốc càng lớn thì khoảng cách giữa các đường bình độ càng nhỏ.Nếu các đường bình độ nằm xa nhau, điều đó thể hiện địa hình bằng phẳng hơn hoặc có độ dốc nhẹ.
  • Tất cả các điểm nằm trên một đường bình độ thì sẽ có cùng cao độ. 
  • Khoảng cách giữa các đường đồng mức đều nhau biểu thị độ dốc đều. 
  • Các đường bình độ lúc dày lúc thưa biểu thị sườn dốc có hình lồi lõm.
  • Giữa các đường bình độ chênh nhau cùng một giá trị cao độ cố định sẽ được gọi là khoảng cách đều.
  • Các đường bình độ ở chân núi có khoảng cách gần nhau, càng lên đỉnh lại càng thưa, điều này biểu thị mặt dốc lồi. Ngược lại nếu như tại chân núi khoảng cách các đường bình độ càng gần thì mặt dốc lõm. 

>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về độ cao so với mực nước biển là gì?

Đường bình độ là gì
Đường bình độ là gì? Các đặc điểm của đường bình độ

Công dụng của các đường bình độ trong khảo sát địa hình 

Đường bình độ có nhiều công dụng quan trọng trong khảo sát địa hình, giúp người sử dụng hiểu rõ và phân tích các đặc điểm của địa hình một cách chi tiết. Dưới đây là một số công dụng chính của các đường bình độ:

  • Hiển thị độ cao và hình dạng địa hình: Đường bình độ cho biết độ cao của các điểm trên mặt đất so với mực nước biển. Các đường bình độ cung cấp một cái nhìn tổng quan về hình dạng của địa hình, như đồi, núi, thung lũng, sườn dốc, và bề mặt bằng phẳng.
  • Xác định độ dốc: Khoảng cách giữa các đường bình độ cho biết độ dốc của địa hình. Khoảng cách gần nhau chỉ ra độ dốc lớn, trong khi khoảng cách xa nhau chỉ ra địa hình bằng phẳng hơn. Các kỹ sư và nhà khảo sát có thể sử dụng thông tin từ các đường bình độ để tính toán độ dốc của sườn đồi, đường xá và các công trình khác.
  •  Lập kế hoạch xây dựng và quy hoạch: Đường bình độ giúp các kỹ sư thiết kế các công trình xây dựng như đường xá, cầu cống, và hệ thống thoát nước bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về độ cao và độ dốc của địa hình. Các nhà quy hoạch đô thị sử dụng bản đồ đường bình độ để xác định các khu vực phù hợp cho xây dựng và phát triển, đồng thời lập kế hoạch thoát nước và hệ thống giao thông.
  • Quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Đường bình độ giúp lập kế hoạch sử dụng đất đai trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm việc xác định các khu vực thích hợp cho trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ rừng. Các nhà thủy văn học sử dụng đường bình độ để xác định dòng chảy của nước mưa và các hệ thống thoát nước tự nhiên, từ đó lập kế hoạch bảo vệ và quản lý nguồn nước. 
  • Phân tích địa chất và địa mạo: Đường bình độ giúp các nhà địa chất học hiểu rõ hơn về cấu trúc địa chất của khu vực, bao gồm sự phân bố của các tầng đất và đá. Đường bình độ cho phép phân tích các quá trình địa mạo như xói mòn, sạt lở đất, và hình thành thung lũng.

Đường bình độ là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực khảo sát địa hình và quản lý đất đai. Bằng cách biểu thị độ cao và hình dạng của bề mặt đất, đường bình độ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các đặc điểm tự nhiên của một khu vực. 

Sử dụng công nghệ tiên tiến như GNSS RTK, việc lập bản đồ đường bình độ trở nên chính xác và hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ đắc lực cho các công việc xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý tài nguyên, và nghiên cứu khoa học. Hiện nay khách hàng có thể tìm kiếm các dòng máy GPS 2 tần số RTK như máy GNSS RTK Hi-Target V500, máy GNSS RTK Satlab Freyja,.. tại cửa hàng của Việt Thanh Group. Hoặc tham khảo dịch vụ đo đạc bản đồ uy tín chất lượng của chúng tôi. Liên hệ tới Hotline: 0972 819 598 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp. 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.