Tìm hiểu lưới khống chế đo vẽ là gì?

26/07/2024
122 lượt xem

Đo vẽ bản đồ là một công việc quan trọng trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, quản lý đất đai, quy hoạch đô thị, và nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả đo đạc, việc thiết lập một hệ thống lưới khống chế đo vẽ là rất cần thiết. Trong quá trình thiết kế lưới khống chế đo vẽ cần sử dụng các phương pháp đo trắc địa như máy GPS 2 tần số. Trong bài viết dưới đây Việt Thanh Group sẽ mang đến những thông tin chi tiết về lưới khống chế đo vẽ, mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Lưới khống chế đo vẽ là gì? 

Lưới khống chế đo vẽ là một hệ thống các điểm đo đạc được thiết lập trên mặt đất để phục vụ cho việc đo đạc bản đồ. Các điểm này được xác định vị trí một cách chính xác bằng các phương pháp đo đạc trắc địa như GPS, toàn đạc, hoặc các phương pháp đo đạc khác. Lưới khống chế đo vẽ giúp đảm bảo rằng tất cả các điểm trên bản đồ được xác định vị trí đúng và chính xác theo một hệ tọa độ thống nhất.

Lưới khống chế đo vẽ được thành lập với mục đích làm dày các điểm tọa độ giúp đảm bảo việc lập bản đồ địa chính khi thực hiện phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. Hoặc để tăng dày hơn các điểm khống chế ảnh để đo vẽ bổ sung ngoài thực địa khi tiến hành lập bản đồ địa chính với phương pháp ảnh không kết hợp đo vẽ ngoài thực địa. 

>>>Xem thêm: Đo cao độ bằng máy RTK: Hướng dẫn cách thực hiện chi tiết và hiệu quả nhất

Lưới khống chế đo vẽ
Lưới khống chế đo vẽ là gì

Những lưu ý khi thành lập lưới khống chế đo vẽ 

Những tiêu chuẩn kỹ thuật cần lưu ý 

Theo Điều 10 Thông tư 25/2014/TT-BTNM Khi tiến hành thiết kế lưới khống chế đo vẽ cần lưu ý những tiêu chuẩn kỹ thuật, những dự toán hoặc những phương án thi công bao gồm:

  • Chiều dài lớn nhất của đường chuyền.
  • Chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút, giữa hai điểm nút.
  • Chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất của cạnh đường chuyền.
  • Số lần đo các góc, số lần đo cạnh.
  • Các sai số khép góc trong của đường chuyền.
  • Sai số trung phương đo góc.
  • Sai số khép tương đối giới hạn của đường chuyền.

>>>Xem thêm: Những thiết bị, dụng cụ đo góc trên mặt đất phổ biến nhất

Những lưu ý khác khi thành lập lưới khống chế đo vẽ

  • Khi thiết lập lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp đường chuyền, việc lựa chọn thiết kế có thể là đường chuyền đơn giản hoặc một mạng lưới phức tạp với một hoặc nhiều điểm nút, dựa vào mật độ các điểm khởi tính. Sự lựa chọn này còn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ địa chính cần đo vẽ cũng như điều kiện địa hình của khu vực.
  • Các điểm khống chế đo vẽ có thể được chôn mốc tạm thời hoặc cố định, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của công trình. Đối với các mốc cố định, quy cách mốc phải tuân theo quy định tại Phụ lục số 06 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT và cần được quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình. Trong trường hợp chôn mốc tạm thời, mốc phải được đảm bảo tồn tại đến khi công trình hoàn tất, bao gồm cả giai đoạn kiểm tra và nghiệm thu bản đồ địa chính.
  • Các cạnh của lưới khống chế đo vẽ được đo bằng máy đo dài, với sai số trung phương lý thuyết không vượt quá 20 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km) theo lý lịch của máy đo. Góc ngoặt của đường chuyền được đo bằng máy đo góc, với sai số trung phương lý thuyết không quá 10 giây theo lý lịch của máy đo.
  • Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ quy định như sau:
STTTiêu chí đánh giá chất lượng lưới khống chế đo vẽChỉ tiêu kỹ thuật
Lưới KC đo vẽ cấp 1Lưới KC đo vẽ cấp 2
1Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so với điểm gốc£ 5 cm£ 7 cm
2Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai£ 1/25.000£ 1/10000
3Sai số khép tương đối giới hạn£ 1/10000£ 1/5.000
lưới khống chế đo vẽ
Sử dụng máy RTK trong việc thiết kế lưới khống chế đo vẽ
  • Khi sử dụng công nghệ GNSS để lập lưới khống chế đo vẽ, yêu cầu thời gian đo tối thiểu là 15 phút với ít nhất 4 vệ tinh hoạt động đồng thời. Thêm vào đó, dựa trên tỷ lệ của bản đồ địa chính cần đo vẽ, thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình phải quy định các tiêu chí đánh giá chất lượng khác của lưới. 

Các tiêu chí này bao gồm số lượng vệ tinh mạnh tối thiểu cần thiết, PDOP lớn nhất trong quá trình đo, góc mở lên bầu trời, và các chỉ số đánh giá khái quát khác của lưới. Một vài thiết bị đo đạc sử dụng công nghệ GNSS hiện nay như: Máy GNSS RTK Hi-Target V200, Máy GNSS RTK Hi-Target V500..

  • Lưới khống chế đo vẽ có thể được bình sai gần đúng. Trong quá trình tính toán và ở kết quả cuối cùng sau khi bình sai, giá trị góc được làm tròn đến giây, trong khi giá trị cạnh và tọa độ được làm tròn đến xentimét (0,01m).
  • Sau khi đo đạc và tính toán, bình sai khi lập lưới khống chế đo vẽ thu được bảng tọa độ vuông góc phẳng và sơ đồ lưới. 

Việc thiết kế và triển khai lưới khống chế đo vẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình đo đạc và lập bản đồ. Qua quá trình này, chúng ta không chỉ xác định được các điểm mốc chính xác mà còn tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý tin cậy, hỗ trợ cho nhiều ứng dụng trong xây dựng, quản lý đất đai, và quy hoạch đô thị. Tham khảo các thiết bị đo đạc được phân phối chính hãng và dịch vụ đo đạc bản đồ từ đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Thanh Group. 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.