Trong lĩnh vực trắc địa, việc đo đạc và xác định độ cao giữa các điểm trên bề mặt Trái Đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một trong những khái niệm cốt lõi trong quá trình này là “tính chênh cao trong trắc địa”. Tính chênh cao không chỉ là sự khác biệt về độ cao giữa hai điểm mà còn là nền tảng cho nhiều ứng dụng thực tiễn trong xây dựng, quy hoạch và nghiên cứu địa lý. Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu về tính chênh cao trong trắc địa,
Nguyên lý tính chênh cao trong trắc địa
Giả sử cần xác định độ chênh cao giữa hai điểm A, B, đặt máy do tại điểm K, cân bằng máy chính xác nhằm tạo ra tia ngắm nằm ngang. Mia thuỷ chuẩn được dựng thẳng tại A và B, quay máy ngắm mia tại A, đọc số theo chỉ ngang giữa được a, tại B đọc được số b.
Ta có thể tính chênh cao giữa hai điểm A và B theo công thức sau:
HAB= a – b
Vậy việc tính chênh lệch trong trắc địa chính là việc dựa vào tia ngắm nằm ngang của máy thuỷ chuẩn để xác định được sự chênh lệch độ cao giữa hai điểm và nếu độ cao tạo A là HA thì độ cao tại B được tính theo công thức:
HB= HA + HAB
Những phương pháp tính chênh cao trong trắc địa
Phương pháp 1: Tính chênh cao từ giữa
Thông thường, người ta sử dụng phương pháp tính chênh cao từ giữa. Bản chất của phương pháp này chính là dựa vào tia ngắm để xác định độ chênh lệch giữa hai điểm.
Trường hợp khoảng cách giữa điểm A và B ngắn và độ dốc nhỏ thì có thể đặt máy trạm ở giữa. Người ta quy định số đọc trên mia A là số đọc sau (S), số đọc trên mia B là số đọc trước (T). Khi đó, chênh cao giữa A và B là:
HAB = S – T
Trong trường hợp cần xác định chênh cao nhưng khoảng cách của A và B cao và có độ dốc lớn thì trên đoạn đo ta phải đặt nhiều trạm máy K1, K2, K3,…Kn. Các điểm 1 đến n là các điểm đặt mia. Khi đó, chênh lệch độ cao giữa hai điểm A và B sẽ là:
HAB = i=1nHi = i=1nSi – i=1nTi
Phương pháp 2: Tính chênh cao phía trước
Bên cạnh cách tính chênh cao từ giữa, người ta còn áp dụng phương pháp tính chênh cao phía trước. Trường hợp này, ta đặt máy tại mốc thuỷ chuẩn A đã biết độ cao, đo chiều cao của máy là i, ngắm mia dựng tại B, đọc số b trên mia. Ta có chênh cao giữa hai điểm A, B là:
HAB = i – b
Độ cao của điểm B sẽ là:
HAB = HA + HAB = HA + (i – b)
Phương pháp thủy chuẩn
Mô tả: Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất để đo chênh cao.
Thiết bị: Sử dụng máy thủy chuẩn và thước đo thủy chuẩn (staff).
Quy trình: Đo chênh cao giữa các điểm kế tiếp nhau dọc theo một tuyến đường, đảm bảo độ chính xác cao.
Công tác này cần sử dụng máy thủy bình hiện có tại Việt Thanh Group
Phương Pháp Đo Cao Bằng Sóng Vô Tuyến
Mô tả: Sử dụng công nghệ GPS để đo độ cao, đặc biệt hữu ích khi đo khoảng cách xa.
Ưu điểm: Cho phép đo đạc nhanh chóng và không cần tiếp cận trực tiếp từng điểm đo.
Phương Pháp Trắc Đạc Vệ Tinh
Mô tả: Sử dụng dữ liệu từ các vệ tinh như GNSS (Global Navigation Satellite System) để xác định độ cao.
Ưu điểm: Độ chính xác cao, có thể đo đạc trên diện rộng và trong các điều kiện địa hình phức tạp.
>>> Xem thêm Cách tính bình sai trong trắc địa
Ứng dụng của tính chênh cao trong trắc địa
Thiết kế và xây dựng công trình: Tính chênh cao là cơ sở để thiết kế nền móng, hệ thống thoát nước và các hạng mục xây dựng khác. Đảm bảo sự ổn định và an toàn cho các công trình xây dựng.
Quy hoạch đô thị: Giúp trong việc quy hoạch sử dụng đất, thiết kế giao thông và cơ sở hạ tầng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Khảo sát địa hình: Tạo ra bản đồ địa hình chi tiết, phục vụ cho nghiên cứu địa chất, môi trường và quân sự. Đánh giá và phân tích địa hình để đưa ra các giải pháp hợp lý.
Qua bài viết này, Việt Thanh Group đã tổng hợp về tính chênh cao trong trắc địa. Mọi người muốn tìm hiểu thêm thông tin về tính chênh cao và các thông tin liên quan thì có thể truy cập Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Thanh.
Be the first to review “Tổng quan về tính chênh cao trong trắc địa mới nhất 2024”