Trắc đạc công trình là gì – Vai trò, công tác và các thiết bị hỗ trợ

28/05/2024
349 lượt xem

 Trắc đạc công trình là quá trình sử dụng các phương pháp và kỹ thuật để xác định vị trí và hình dạng của các công trình xây dựng, từ đó hỗ trợ cho việc thi công và giám sát công trình.Trong bài viết này, hãy cùng Việt Thanh group tìm hiểu trắc đạc công trình là gì và vai trò của chúng.

Trắc đạc công trình là gì và vai trò trong thi công xây dựng

Trắc đạc công trình còn gọi là đo đạc công trình, là là công tác được thực hiện bởi kỹ sư trắc đạc, nhằm khảo sát thiết kế công trình, triển khai bản vẽ thiết kế của công trình ra thực địa, phục vụ thi công và giám sát thi công xây dựng công trình đúng thiết kế, quan trắc chuyển dịch, biến dạng công trình.

Trắc đạc công trình là gì
Hình ảnh trắc đạc công trình

Trắc đạc công trình đóng vai trò quan trọng trong việc thi công các công trình xây dựng. Nhờ vào việc xác định chính xác vị trí và hình dạng của công trình, trắc đạc giúp cho việc lập kế hoạch và thi công được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

>>> Tham khảo: Hồ sơ khảo sát địa chất công trình là gì? Cách xin file hồ sơ chi tiết!

Các công tác trắc đạc định vị công trình

Trắc đạc công trình là gì
Hình ảnh công tác trắc đạc định vị công trình

Chuẩn bị là lập kế hoạch

Đầu tiên, công tác này bắt đầu với việc khảo sát địa hình và lập bản đồ địa hình khu vực xây dựng để nắm rõ các đặc điểm của khu đất, từ đó điều chỉnh thiết kế nếu cần. Việc xác định các điểm mốc cố định (mốc chuẩn) làm cơ sở cho các phép đo tiếp theo là bước chuẩn bị quan trọng.

Thiết lập hệ thống tọa độ

Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị, việc định vị các mốc cơ sở sử dụng các thiết bị như máy toàn đạc và máy GPS RTK để xác định chính xác vị trí của các điểm mốc cơ sở trên khu vực xây dựng. Từ đó, các kỹ sư tiến hành chuyển vị trí từ bản vẽ ra thực địa, xác định và đánh dấu vị trí của các yếu tố công trình như góc nhà, tâm trụ và biên công trình dựa trên các bản vẽ thiết kế.

Giám sát và kiểm tra

Trong suốt quá trình xây dựng, việc kiểm tra độ chính xác là cần thiết. Các kết quả đo đạc được so sánh với thiết kế ban đầu để đảm bảo không có sai lệch lớn. Nếu phát hiện sai số, tiến hành điều chỉnh và hiệu chỉnh vị trí các mốc trắc địa hoặc các yếu tố công trình để đảm bảo đúng vị trí thiết kế.

Công tác theo dõi và quản lý liên tục trong quá trình thi công cũng rất quan trọng. Các kỹ sư thường xuyên kiểm tra và giám sát để đảm bảo các phần công trình được xây dựng đúng vị trí và kích thước. Quá trình này được ghi chép và lập báo cáo chi tiết về quá trình trắc đạc, các kết quả đo đạc và các biện pháp hiệu chỉnh nếu có.

Lập hồ sơ và báo cáo

Cuối cùng, việc sử dụng các thiết bị trắc đạc hiện đại như máy toàn đạc, hệ thống định vị vệ tinh (GPS) và máy thủy bình là không thể thiếu để đạt độ chính xác cao trong đo đạc. Công tác trắc đạc định vị công trình đòi hỏi sự chính xác cao và kỹ thuật chuyên nghiệp để đảm bảo các công trình được xây dựng đúng theo thiết kế, tránh các sai sót gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của công trình.

Một số thiết bị hỗ trợ trắc đạc công trình

Máy GPS RTK

Máy GPS RTK Là 1 máy nhỏ gọn và di động có chức năng giám sát hình ảnh, thiết bị giúp tiết kiệm năng lượng nhờ được tăng tốc bởi một con chip tiên tiến, cung cấp thời gian hoạt động lên đến 24 giờ. Camera cấp độ HD starlight ở phía dưới cho phép bạn thực hiện giám sát hình ảnh một cách chính xác , thân máy nhẹ 750g và chức năng theo dõi AR giúp công việc lập bản đồ và khảo sát truyền thống trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Một số model máy GPS RTK phổ biến, được nhiều kỹ sư trắc đạc công trình lựa chọn:  model máy GPS RTK Hi-Target (V200, vRTK, V500…), máy GPS RTK Satlab (Freyja, SL7, Eyr…). Máy GPS RTK Hi- Target V200

Máy toàn đạc điện tử

Máy toàn đạc điện tử là một thiết bị điện tử/quang học được sử dụng trong khảo sát hiện đại với nhiều tính năng. Cấu tạo máy toàn đạc là một máy kinh vĩ điện tử (chuyển tuyến) được tích hợp với máy đo khoảng cách điện tử (EDM), cùng với bộ lưu trữ dữ liệu nội bộ và/hoặc bộ thu thập dữ liệu bên ngoài. 

Một số model máy toàn đạc điện tử phổ biến, được nhiều kỹ sư trắc đạc công trình lựa chọn: HTS-720, SLT12, Leica TS06 Plus

Thiết bị laser scanner

Thiết bị laser scanner là một công nghệ mới được sử dụng trong lĩnh vực trắc đạc định vị công trình. Nó sử dụng công nghệ quét laser để tạo ra một mô hình 3D của các đối tượng và địa hình, từ đó có thể xác định vị trí và hình dạng của chúng.

Việc sử dụng thiết bị laser scanner giúp cho việc đo đạc và định vị trở nên nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời, kết quả đo đạc cũng được hiển thị dưới dạng mô hình 3D trực quan, giúp cho người sử dụng dễ dàng quan sát và phân tích.

Qua bài viết này, Việt Thanh group đã tổng hợp các khái niệm và địa điểm của trắc đạc công trình, công tác trắc đạc định vị công trình và các giải pháp trắc đạc hiện đại cho định vị công trình. Mọi người muốn tìm hiểu thêm thông tin về trắc đạc công trình và các sản phẩm về trắc đạc  thì có thể tham khảo tại  Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Thanh. 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.