Trắc địa mỏ là một mảng riêng biệt của ngành trắc địa nói chung. Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn rằng những tiêu chuẩn quốc gia, thiết bị đo đạc về trắc địa mỏ có giống với các chuyên ngành trắc địa khác. Cùng Việt Thanh Group nghiên cứu kỹ lưỡng trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm trắc địa mỏ là gì?
Trắc địa mỏ là công tác chuyên nghiên cứu, thăm dò và phát hiện mỏ khoáng sản trong lòng đất. Theo đó, công việc cụ thể của nhân viên trắc địa mỏ được quy định rõ ràng trong khoản 2 Điều 86 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT “về an toàn trong khai thác mỏ” như sau:
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, công việc chức năng để theo dõi, phát hiện, kiểm tra, giám sát các công tác xây dựng hạ tầng cũng như khai thác khoáng sản ở những mỏ lộ thiên. Từ đó giúp đảm bảo an toàn tối đa trong khai tác và đúng như thiết kế ban đầu.
- Xác định chính xác những vị trí có nguy cơ xuất hiện nguy hiểm, làm ảnh hưởng và gián đoạn đến các hoạt động khai thác mỏ như: mặt trượt, mạch nước ngầm, các phay phá…
Những tiêu chuẩn liên quan đến trắc địa trong khai thác mỏ
Trong các hoạt động khai thác mỏ cần đặc biệt chú ý đến yếu tố an toàn. Vì vậy, trước khi tiến hành công việc, cán bộ trắc địa cần kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chỉnh toàn bộ máy móc, thiết bị để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho từng loại máy.
Mỗi đơn vị cần tự xây dựng những quy định liên quan đến các hoạt động sử dụng, bảo dưỡng cũng như chăm sóc các dụng cụ, máy móc cụ thể. Đồng thời, thường xuyên theo dõi hệ thống kiểm tra định kỳ của nhà sản xuất.
Tất cả các hoạt động đo đạc nhằm phục vụ công tác thăm dò, xây dựng hạ tầng và khai thác khoáng sản… đều phải tuân thủ theo hệ tọa độ quốc gia hiện hành. Nếu trong trường hợp chưa có hệ tọa độ quốc gia thì sẽ được thay thế bằng hệ tọa độ và độ cao độc lập đi kèm với biên bản giải trình kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.
Các lưới tọa độ hay độ cao quốc gia hạng 0, II, III được xây dựng bổ sung và đo vẽ, lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000 đều phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định bổ sung của Tiêu chuẩn này.
Trước khi tiến hành các hoạt động chính của công tác trắc địa cần phải xây dựng được phương án kỹ thuật phù hợp. Sau khi phương án này được các cơ quan hữu quan phê duyệt thì công tác thi công mới được triển khai. Mọi phát sinh trong quá trình thi công đều phải báo cáo kịp thời lên các cấp có thẩm quyền để được điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Trắc địa mỏ cần sử dụng những công cụ gì?
Trắc địa mỏ là công tác đo đạc, thăm dò và khai thác khoáng sản. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình khai thác thì việc đo đạc cần phải chính xác tối đa. Các kỹ sư đo đạc địa chất bên cạnh có kiến thức và kinh nghiệm thì cần có sự hỗ trợ của các thiết bị đo đạc chuyên dụng. Dưới đây là một số loại máy trắc địa được ưu tiên sử dụng:
Máy thủy bình: Máy thủy bình được sử dụng khi các cán bộ địa chất cần xác định cao độ, độ xa của 1 điểm bất kì, hoặc so sánh vị trí cao độ giữa 2 điểm với độ chính xác đến từng mm trong khi thực hiện trắc địa mỏ.
Máy kinh vĩ: Khi cần đo lường các góc bằng hoặc góc đứng trong quá trình khảo sát địa chất mỏ thì các kỹ sư địa chất sẽ sử dụng đến máy kinh vĩ.
Máy cân bằng laser: Khi các kỹ sư địa chất cần xác định điểm cân bằng, đường thẳng hay đường ngang vuông góc một cách chính xác và nhanh nhất thì sẽ dùng đến máy cân bằng laser.
Máy toàn đạc điện tử: Đây được xem là thiết bị quang học đa năng, có thể sử dụng được trong nhiều trường hợp như đo góc, đo tọa độ, độ, đo khoảng cách… Kết quả đo của máy được hiển thị trực tiếp trên màn hình điện tử.
Trên đây là toàn bộ những tổng hợp và chia sẻ về trắc địa mỏ cũng như những tiêu chuẩn có liên quan. Nếu quý bạn đọc cần tìm hiểu thêm về trắc địa, hãy truy cập website của Việt Thanh Group nhé.
Ngoài ra, Việt Thanh còn là đơn vị cung cấp dịch vụ và thiết bị đo đạc với giá thành phải chăng, chất lượng tốt. Quý khách hàng quan tâm, hãy liên hệ đến hotline: 0972.819.589 để được tư vấn nhé.
Be the first to review “Trắc địa mỏ là gì? Tiêu chuẩn quốc gia và thiết bị đo đạc”