Những điều cần biết về xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai

10/09/2024
396 lượt xem

Mưa lớn, bão, lũ lụt gây ảnh hưởng đến chất lượng các công trình giao thông như cầu, đường bộ gây nên tình trạng đường sụt lún, sập cầu… Do đó, việc khắc phục, bảo dưỡng các công trình giao thông sau thiên tai là vô cùng cần thiết giúp đảm bảo chất lượng công trình và sự an toàn của người dân. Bài viết dưới đây của Việt Thanh Group sẽ cung cấp cho các kỹ sư những thông tin cần thiết về xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai.

Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đề ra, để thực hiện hiện việc xây dựng công trình khắc phục hậu quả của thiên tai các kỹ sư cũng nên lưu ý việc lựa chọn được thiết bị đo đạc như: máy GNSS RTK,máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình,máy kinh vĩ... hỗ trợ việc khảo sát địa chất, địa hình từ đó lập ra phương án thi công công trình hiệu quả. 

Xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai
Xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai

Những hoạt động nào khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 03/2019/TTBGTVT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT có quy định 05 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ sau đây:

Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông

1. Tìm kiếm, cứu người bị nạn; tìm kiếm, cứu hộ phương tiện, tài sản của nhà nước, của nhân dân bị chìm đắm, vùi lấp do tác động của thiên tai.

2. Tham gia việc cứu trợ, ổn định đời sống của người dân vùng bị thiên tai hoặc vùng bị cô lập giao thông đường bộ do thiên tai.

3. Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ.

4. Sửa chữa, khôi phục hoạt động của trang, thiết bị thi công thuộc tài sản công.

5. Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của sự cố, thiên tai.

Ai có thẩm quyền quyết định xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ?

Theo Điều 11a được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT vào sau Điều 11 Thông tư 03/2019/TTBGTVT có quy định về thẩm quyền quyết định xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ như sau:

Xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai

1. Xây dựng công trình khẩn cấp nhằm kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, từng bước bảo đảm giao thông đường bộ an toàn, thông suốt theo Điều 12 Thông tư này. Xây dựng công trình khẩn cấp phải được thực hiện bằng Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.

2. Thẩm quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp:

a) Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với hệ thống quốc lộ, đường bộ cao tốc thuộc trách nhiệm quản lý, bảo trì của Bộ Giao thông vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản này); Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tham mưu cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đối với hệ thống đường địa phương thuộc phạm vi quản lý;

c) Người đứng đầu Cơ quan chuyên môn về xây dựng của Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với công trình đường bộ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp do Bộ Giao thông vận tải là người quyết định đầu tư, là chủ đầu tư;

d) Người đứng đầu Cơ quan Trung ương Đại diện chủ sở hữu quyết định đối với công trình đường bộ do Doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường bộ quản lý.

Như vậy, các đối đượng được nêu trên là người có thẩm quyền quyết định Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ.

Xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai

Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ trong giai đoạn đang thi công đối với các dự án nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả thiên tai

3. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong giai đoạn đang thi công đối với dự án đầu tư, xây dựng đường bộ mới hoặc nâng cấp, cải tạo

a) Trên tuyến hoặc đoạn tuyến đường bộ được giao để thực hiện dự án, Chủ đầu tư, Nhà đầu tư chịu trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả thiên tai gây ra đối với toàn bộ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ (bao gồm cả các hạng mục không là hạng mục dự án);

b) Khi có thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư thông báo cho chính quyền hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định thiệt hại để tổ chức xử lý, khắc phục hậu quả thiệt hại theo quy định của pháp luật về xây dựng, về phòng, chống thiên tai và quy định tại Thông tư này;

c) Trường hợp thiệt hại lớn hoặc hư hỏng hạng mục không phải là hạng mục của dự án, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư báo cáo mức độ, ước tính kinh phí thiệt hại do thiên tai gây ra để người quyết định đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông trong giai đoạn đang thi công đối với dự án bảo trì đường bộ

a) Theo phạm vi thi công được giao, nhà thầu thi công thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư, cơ quan bảo hiểm, chính quyền hoặc Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp huyện, các cơ quan liên quan kiểm tra hiện trường, xác định thiệt hại do thiên tai gây ra và lập phương án khắc phục làm cơ sở cho cơ quan bảo hiểm bồi thường (trường hợp mua bảo hiểm công trình);

b) Trường hợp không mua bảo hiểm hoặc mua bảo hiểm nhưng có hư hại lớn, vượt quá kinh phí bảo hiểm, Chủ đầu tư hoặc Nhà đầu tư báo cáo mức độ, ước tính kinh phí thiệt hại do thiên tai gây ra để người quyết định đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định;

c) Trường hợp xảy ra hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi thi công được giao, nhưng hạng mục bị hư hỏng không phải là hạng mục của dự án, công trình đang thi công, Cơ quan quản lý đường bộ và Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này.

5. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với dự án đường bộ đã bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng và đang trong thời gian bảo hành

a) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông không là hạng mục của dự án đã bàn giao, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Cơ quan quản lý đường bộ, Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này;

b) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Cơ quan quản lý đường bộ thông báo cho Chủ đầu tư và đơn vị có liên quan có mặt ngay tại hiện trường, phối hợp xác định nguyên nhân và trách nhiệm sửa chữa hư hỏng; khi không thống nhất được nguyên nhân và trách nhiệm sửa chữa hư hỏng, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân hư hỏng để xác định nguyên nhân, trách nhiệm sửa chữa, khắc phục hư hỏng;

Trường hợp nguyên nhân hư hỏng do thiên tai gây ra, Cơ quan quản lý đường bộ và Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13 , Điều 14 Thông tư này; trường hợp xác định nguyên nhân hư hỏng do chất lượng công trình thuộc trách nhiệm bảo hành của dự án, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức ngay việc sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không sửa chữa hoặc sửa chữa hư hỏng không bảo đảm chất lượng gây mất an toàn giao thông.

6. Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đối với dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư đang trong thời gian bảo hành

a) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông không là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm khắc phục, sửa chữa ngay các thiệt hại theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này;

b) Đối với kết cấu hạ tầng giao thông là hạng mục của dự án, bị hư hỏng khi thiên tai xảy ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP thông báo cho Cơ quan quản lý đường bộ có mặt ngay tại hiện trường, phối hợp xác định nguyên nhân gây hư hỏng; khi không thống nhất được nguyên nhân hư hỏng, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm tổ chức giám định nguyên nhân hư hỏng để xác định nguồn kinh phí thực hiện sửa chữa, khắc phục hư hỏng;

Trường hợp nguyên nhân hư hỏng do thiên tai gây ra, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; trường hợp xác định nguyên nhân hư hỏng do chất lượng công trình thuộc trách nhiệm bảo hành của dự án, Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức ngay việc sửa chữa hư hỏng, khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc không sửa chữa hoặc sửa chữa hư hỏng không bảo đảm chất lượng gây mất an toàn giao thông.

Theo đó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm giao thông đường bộ trong giai đoạn đang thi công đối với 04 dự án sau đây:

  • Dự án đầu tư, xây dựng đường bộ mới hoặc nâng cấp, cải tạo;
  • Dự án bảo trì đường bộ;
  • Dự án đường bộ đã bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng;
  • Dự án đường bộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Bài viết trên đây của Việt Thanh Group đã cung cấp thông tin về xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho các kỹ sư trong việc tìm ra phương án khắc phục công trình nhanh nhất. Việt Thanh Group cũng là đơn vị hàng đầu cung cấp các loại máy Trắc địa chính hãng, với mức giá cạnh tranh, chất lượng vượt trội. Liên hệ ngay Hotline 0972.819.598 để được tư vấn.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.