Một số tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông

20/05/2024
1009 lượt xem

Hiện nay các công trình giao thông được thiết kế và thi công trên lãnh thổ Việt Nam phải đảm bảo cơ sở pháp lý là quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và khảo sát công trình giao thông được Nhà nước ban hàn. Vậy tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông hiện nay gồm những tiêu chuẩn nào? Mời các kỹ sư và bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Việt Thanh Group.

tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông

Tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông

Để đảm bảo chất lượng các công trình giao thông, Nhà nước đã ban hành một số tiêu chuẩn khảo sát địa hình giúp các kỹ sư khi đo đạc ngoài thực địa đạt kết quả cao và chính xác hơn. Một số tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông được sử dụng chủ yếu hiện nay là:

  •  TCN 259 – 2000 – Quy định khoan thăm dò địa chất công trình
  • TCN 263 – 2000 – Quy trình khảo sát đường ô tô
  • TCN 244-98- Quy trình xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền đường
  • TCN 171-87- Quy trình KS ĐCCT và thiết kế biện pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụt, lở:
  • TCN 82-85 – Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình:
  • TCN 160-87 – Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọ
  • TCCS 41:2022/TCĐBVN – Tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế nền đường ô tô đắp trên nền đất yếu.

Tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông có tính phức tạp hơn các công trình dân dụng và công trình công nghiệp do phạm vi thi công khoan lớn, mật độ mũi khoan phân bổ dày và độ sâu các mũi khoan có nhiều sự khác biệt. Tùy thuộc vào từng nền đất mà doanh nghiệp phải quyết định độ sâu mũi khoan.

tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông
khảo sát địa hình đường giao thông các kỹ sư nên tuân thủ các tiêu chuẩn được Nhà nước ban hành để đảm bảo chất lượng cho công trình

Tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông được phân loại gồm: 

  • Công trình xây đường trên nền đất thông thường

  • Công trình đường xá trên nền đất yếu

  • Công trình giao thông trên nền đất ngập và đường bãi qua sông

  • Công trình nền đường đào sâu

  • Công trình nền đường đắp cao 

  • Đoạn đường có hiện tượng địa chất động lực 

  • Công trình xây dựng đường chắn và đường phòng hộ

Trước khi tiến hành khoan, đơn vị cần thực hiện công tác chuẩn bị: Rà soát các văn bản phê duyệt dự án, thu thập các tài liệu, kết quả khảo sát giai đoạn trước đó, phân tích các vấn đề còn tồn đọng và lập kế hoạch tiến hành khoan.

>> Xem thêm Chứng chỉ khảo sát địa hình theo nghị định mới

tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông
Các dạng địa hình khi thi công đường giao thông

Các dạng địa hình thường gặp khi thi công đường giao thông

Nề đường thông thường

Các lỗ khoan được bố trí đều 1-2 lỗ khoan/1km. Độ sâu trung bình mỗi lỗ khoan từ 5-7m. Nhà thầu có thể linh động đào đất để lấy mẫu thay vì khoan trong tình huống di chuyển máy khoan khó khăn.

Nền đường đất yếu

Khoảng cách giữa các lỗ khoan từ 50-100m, hoặc với 100-150m tiến hành 3 lỗ khoan trên một mặt cắt. Về độ sâu, các mũi khoan phải khoan hết lớp đất yếu để mẫu. 

Về cơ bản, công tác lấy mẫu của nền đất thường và nền đất yếu là giống nhau. Tuy nhiên với nền đất yếu cần lựa chọn sơ đồ thí nghiệm cắt thích hợp, bảo đảm tính nguyên vẹn của mẫu đất.

Công trình giao thông trên nền đất ngập và đường bãi qua sông

Tiêu chuẩn khảo sát về mật độ và độ sâu hố khoan tương tự như nền nền đường thông thường và cần lưu ý thêm để: 

  • Xác định đặc tính nền đất là đất thường hay đất yếu 
  • Nhận diện các yếu tố thủy văn có thể tác động tới sự ổn định của mái dốc
  • Về công tác kè, xây dựng phòng hộ và ngâm nước, cần sử dụng loại đất đắp thích hợp

Công trình nền đường đào sâu

Nền đường đào sâu là khu vực khi thi công có mái dốc cao trên 12m. Mục đích của khảo sát địa chất nền đường đào sâu là phân tích độ ổn định của đất đá, từ đó có phương án phù hợp. 

Tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình giao thông nền đường đào sâu với khoảng cách giữa các lỗ khoan từ 50-100m, hoặc với 100-150m tiến hành 3 lỗ khoan trên một mặt cắt, độ sâu phụ thuộc vào bề dày của tầng đất phủ. Bên cạnh đó, khi thăm dò địa chất nền đường đào sâu cần làm rõ các vấn đề: 

  • Trên nền đất ổn định: Xác định tính chất, độ dày tầng phủ và đặc điểm thủy văn 
  • Trên nền đất địa chất phức tạp, nhiều đất đá, đất nứt nẻ: Xác định phân bổ của đá, mức độ, xu hướng nứt nẻ của đất.
  • Trên nền đất yếu, đất sét: Chú ý về địa mạo, điều kiện thủy văn, độ ẩm và ảnh hưởng của nước tới đất. Cần mang mẫu đất về phòng thí nghiệm chuyên sâu nếu đất sét có tính chất trương nở. 

Công trình nền đường đắp cao 

Công trình nền đường có chiều cao hơn 12m thực hiện khoan thăm dò với mật độ 50-100m thực hiện một lỗ khoan, trên khu vực tim tuyến và không sắp xếp lỗ khoan trên mặt cắt  với mục đích phát hiện các tầng đất yếu. 

Tiến hành khoan thăm dò trên công trình nền đường đắp cao cần lưu ý đánh giá tính ổn định của nền đất và mái dốc, lựa chọn vật liệu đắp chắc chắn và phương án gia cố mái dốc. 

>> Xem thêm Tìm hiểu về phương án khảo sát địa hình đúng quy định

Đoạn đường có hiện tượng địa chất động lực 

Hiện tượng địa chất động lực là khu vực đất: lũ bùn, mương xói, đá bị phong hóa, xói mòn, đất trượt, đổ,… Khảo sát tại khu vực địa chất động lực đặc biệt quan trọng vì phạm vi đất này có nhiều nguy cơ rủi ro thi công và sạt, đổ công trình. 

Mật độ, chiều sâu mũi khoan và mặt cắt cần được quyết định bởi Kỹ sư chủ nhiệm nghiệp vụ. 

Công trình xây dựng đường chắn và đường phòng hộ

Thông thường, khảo sát xây dựng đường chắn, đường phòng hộ cần kết hợp với khảo sát nền đường nhằm đo lường khả năng chịu tải của nền, chiều sâu đá gốc để tính toán độ sâu móng cho phù hợp. 

Khi thăm dò công trình dự kiến xây dựng đường chắn và đường phòng hộ cần chú trọng khoan tại tim công trình và trên mặt cắt ngang. Khoảng cách lỗ khoan thích hợp từ 10-30m tại tim công trình. Tại mặt cắt ngang, khoảng cách từ tim tường chắn đến lỗ khoan là dưới 5m và khoan tới tầng chịu lực và đá gốc 2-5m.

Bài viết trên đây Việt Thanh Group đã tổng hợp một số tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông được sử dụng rộng rãi hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà Việt Thanh Group cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho các kỹ sư Cầu đường trong công tác khảo sát ngoài thực địa.

Việt Thanh Group là đơn vị cung cấp các thiết bị đo đạc chính hãng như: Máy thuỷ bình, máy toàn đạc, máy GNSS RTK…phục vụ cho công tác khảo sát địa hình, địa chất các công trình giao thông đạt kết quả tốt nhất. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Việt Thanh Group để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.