Mặt cắt địa hình là gì – Đặc điểm, ứng dụng và thiết bị đo vẽ

30/05/2024
527 lượt xem

Mặt cắt địa hình là một khái niệm rất quen thuộc trong ngành trắc địa. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết về khái niệm này. Vậy cụ thể mặt cắt địa hình là gì? Mặt cắt được ứng dụng như thế nào trong ngành trắc địa? Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm mặt cắt địa hình là gì? 

Mặt cắt địa hình là gì? Khác với bản đồ hay bình đồ là những khái niệm được dùng để biểu thị bề mặt trái đất lên mặt phẳng nằm ngang, mặt cắt địa hình là hình chiếu của mặt cắt dọc hoặc mặt cắt ngang của một tuyến địa hình nào đó lên một phương thẳng đứng.

Mặt cắt địa hình là gì
Mặt cắt địa hình giúp hiểu rõ hơn về địa hình, hỗ trợ cho việc quy hoạch và thiết kế

Hay hiểu một cách đơn giản mặt cắt địa hình là hình chiếu thu nhỏ của mặt cắt bề mặt đất theo một hướng đã được chọn từ trước, chiếu lên mặt phẳng đứng theo một tỉ lệ nào đó. Nó đại diện cho một cấu trúc của địa hình sau khi đã cắt ngang các đường trên bản đồ địa hình.

Đặc điểm của mặt cắt địa hình

Đặc điểm của mặt cắt địa hình là gì? Trong ngành trắc địa học, người ta chia mặt cắt địa hình thành 2 loại là mặt cắt dọc và mặt cắt ngang. Mỗi loại lại có những đặc trưng riêng.

Mặt cắt địa hình ngang

Mặt cắt ngang địa hình thể hiện sự thay đổi của địa hình theo hướng ngang. Vì vậy, trong quá trình thi công, xây dựng công trình cần phải vẽ được mặt cắt địa hình ngang tại các cọc chính, cọc phụ và những điểm mà địa hình dễ thay đổi theo hướng ngang. Khi dựa vào mặt cắt ngang này người ta sẽ tính toán được khối lượng cần đào đắp trong quá trình thi công.

Khác với mặt cắt dọc, bản vẽ mặt cắt địa hình ngang sẽ được vẽ riêng từng tờ theo tên gọi của các cọc chính. Trong đó tỉ lệ dài và tỉ lệ đứng trên bản vẽ là tương đương nhau.

Mặt cắt địa hình dọc

Mặt cắt địa hình là gì
Bản vẽ mặt cắt địa hình dọc

Mặt cắt dọc địa hình là kết quả của chuỗi các công việc bao gồm xác định tuyến đo, chôn mốc ở các địa điểm gấp khúc, đo ở vị trí góc ngoặt, tính toán, cắm mốc tại các điểm chính trên đường cong, đóng cọc dọc theo tuyến, đo khoảng cách cũng như độ cao giữa các cọc, và dựng mặt cắt hoàn chỉnh.

Khi biểu thị trên giấy, bản vẽ mặt cắt địa hình dọc sẽ được hiển thị trên giấy kẻ tính bằng milimet. Trong đó, trục đứng sẽ là trục biểu thị độ cao, ký hiệu là H. Trục nằm ngang là khoảng cách, được ký hiệu là S. Tỷ lệ giữa độ cao H và khoảng cách S thông thường sẽ gấp 10 lần.

Ứng dụng của mặt cắt địa hình

Mặt cắt địa hình là không thể thiếu trong các hoạt động của ngành trắc địa. Ứng dụng của mặt cắt địa hình là gì? Mặt cắt địa hình hỗ trợ đắc lực cho việc thiết kế, thi công những công trình lớn, dạng tuyến như công trình giao thông, làm đường, công trình thủy lợi, các tuyến đường dây truyền tải điện công suất lớn… 

Ngoài ra, mặt cắt địa hình còn được sử dụng để tính toán khối lượng đào, đắp đất, lập dự toán để thi công công trình. 

Đánh giá độ dốc: Mặt cắt giúp đánh giá độ dốc của một đoạn đường, dãy núi, hay khu vực đất địa cụ thể.

Phân tích cấu trúc địa chất: Mặt cắt cung cấp thông tin về cấu trúc địa chất và đặc điểm địa hình, giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ về sự biến đổi của độ cao theo chiều ngang.

Thiết bị đo, vẽ mặt cắt địa hình

Để có được những bản vẽ mặt cắt địa hình chính xác cần phải sử dụng những thiết bị chuyên dụng. Và máy toàn đạc điện tử, máy RTK, máy thủy bình được xem là công cụ đắc lực để thực hiện nhiệm vụ này.

  • Máy toàn đạc:
    • Là thiết bị đo đạc điện tử dùng để đo khoảng cách, góc ngang và góc đứng.
    • Dữ liệu từ máy toàn đạc có thể được sử dụng để tạo bản đồ địa hình và mặt cắt địa hình.
  • Máy GPS RTK:
    • Các thiết bị GPS RTK có độ chính xác cao được sử dụng để đo đạc địa hình.
    • GPS thu thập các tọa độ điểm trên mặt đất, từ đó xây dựng được bản đồ và mặt cắt địa hình.
  • Máy thủy bình:
    • Máy thủy bình là thiết bị có khả năng để đo độ chênh cao giữa các điểm trên bề mặt trái đất bằng phương pháp đo cao hình học. Kết quả mà thiết bị đưa ra có chính xác hay không còn phụ thuộc vào độ nhạy của ống thăng bằng dài cũng như khả năng phóng đại của ống kính.
    • Sử dụng máy thủy bình sẽ giúp hiển thị chính xác mặt cắt địa hình theo các chiều khác nhau. Từ đó hỗ trợ triển khai thiết kế bản vẽ, thiết kế hiện trường thi công về độ cao, kiểm tra được độ bằng phẳng của nền, độ dày của sàn, độ lún của công trình và độ võng của hệ thống dầm….
Mặt cắt địa hình là gì
Dùng máy thủy bình để đo vẽ mặt cắt địa hình

Bài viết trên, Việt Thanh Group đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin xung quanh khái niệm mặt cắt địa hình là gì? Hy vọng những thông tin này sẽ có giá trị với những ai đang nghiên cứu về trắc địa.

Việt Thanh Group là một trong những đơn vị uy tín trong cả nước cung cấp dịch vụ đo đạc bản đồ địa chính, cung cấp và cho thuê thiết bị đo đạc chính hãng, công nghệ hiện đại với độ mới 90 – 100%… Nếu quý khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ hotline: 0972.819.598 để được tư vấn.

Xem thêm: Bình đồ và mặt cắt địa hình trong ngành Trắc địa

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.