Bình đồ và mặt cắt địa hình trong ngành Trắc địa

18/11/2023
167 lượt xem

Bình đồ và mặt cắt là hai khái niệm quan trọng và cần thiết với mọi người trong công tác trắc địa. Vậy bình đồ là gì và mặt cắt địa hình là gì và tính ứng dụng như thế nào? Bài viết sau sẽ tổng hợp thông tin chi tiết.

1. Bình đồ là gì?

Bình đồ là bản đồ địa hình đã loại bỏ sự ảnh hưởng từ độ cong của Trái đất. Bình đồ thường áp dụng với các khu vực có diện tích nhỏ.

bình đồ và mặt cắt
Bình đồ trong trắc địa

Với bình đồ, xét mặt quy chiếu về tọa độ và độ cao là một mặt phẳng nằm ngang để chiếu hình biểu thị một khu đất nhỏ. Bên cạnh đó, bình đồ thường được thành lập với tỷ lệ tương đối lớn và tùy theo yêu cầu sử dụng mà bình đồ có thể không biểu thị dáng đất hoặc không sử dụng hệ tọa độ, độ cao. Kỹ sư trắc địa có thể dùng máy GPS 2 tần số RTK,máy toàn đạc… để đo các điểm trong bình đồ.

Nội dung của bình đồ cần biểu diễn được những yếu tố như sau:

  • Biểu diễn được hiện trạng tự nhiên của bề mặt và những công trình xây dựng như công trình dân cư, giao thông…  một cách đầy đủ với các tỷ lệ khác nhau tùy theo mục đích và yêu cầu sử dụng.
  • Biểu diễn được sự địa hình và địa vật cũng như diễn biến của nó.
  • Biểu diễn được độ chính xác của tỷ lệ trên bản đồ.

Trong bản đồ lớn, các bình đồ được dùng để giúp cho bản đồ dễ đọc và dễ hiểu hơn. Vì vậy, các kỹ sư có thể tìm ra được độ cao điểm trung gian, các bình đồ được sử dụng để có kế hoạch khai thác hợp lý nhất. Sau đó, các kỹ sư kết hợp với máy toàn đạc điện tử để đưa ra được các dữ liệu địa hình chi tiết nhất.

Ý nghĩa bình đồ trên bản đồ còn được sử dụng để ước tính đo đạc diện tích đất cho bất kỳ 1 loại cấu trúc nào như đập, cầu hoặc đường,… Thông qua các bình đồ mà chúng ta có thể tính toán được độ cao dọc của 1 khu vực và cùng 1 cách để tính cả khoảng cách ngang. Thông qua các bản vẽ bình đồ như vẽ bình đồ trong cad giúp thể hiện được các thông tin chi tiết về địa hình.

Tham khảo thêm: Góc phương vị là gì? Ứng dụng và cách xác định chi tiết

2. Mặt cắt địa hình là gì?

Mặt cắt địa hình là hình chiếu của mặt cắt dọc hoặc ngang trên mặt phẳng thẳng đứng của một tuyến địa hình. Mặt cắt địa hình thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như địa chất, địa lý, quy hoạch đô thị, tính khối lượng đào đắp và xây dựng để hiểu rõ hơn về đặc điểm địa hình và hỗ trợ trong quá trình quy hoạch và thiết kế.

Mặt cắt địa hình được chia ra thành 2 loại:

  • Mặt cắt dọc địa hình: 

Mặt cắt dọc địa hình là một biểu đồ hoặc hình ảnh mô tả sự thay đổi về độ cao của địa hình theo một đường thẳng dọc theo một hướng cụ thể. Điều này giúp hiểu rõ hơn về cấu trúc và đặc điểm của địa hình theo một hình dạng cắt ngang theo chiều dọc.

bình đồ và mặt cắt
Hình ảnh mặt cắt dọc

Khi bạn tạo một mặt cắt dọc địa hình, bạn chọn một đường đi qua khu vực cần nghiên cứu và xác định độ cao tại các điểm trên đường đó. Sau đó, thông qua mặt cắt dọc, bạn có thể quan sát sự biến đổi của độ cao, đồng thời cung cấp thông tin về đặc điểm địa hình như độ dốc, độ cao của các đỉnh và thung lũng…

Mặt cắt dọc địa hình là một công cụ hữu ích trong địa chất, địa lý và quy hoạch đô thị để hiểu rõ hơn về đặc điểm địa hình của một khu vực và có thể được sử dụng trong quá trình lập kế hoạch, đánh giá độ an toàn của một khu vực, hay thậm chí là trong thiết kế các hạ tầng giao thông.

  • Mặt cắt ngang địa hình:

Mặt cắt ngang địa hình là một biểu đồ hoặc hình ảnh mô tả sự thay đổi về độ cao của địa hình theo một đường chạy ngang qua một khu vực cụ thể. Điều này giúp hiểu rõ hơn về cấu trúc và đặc điểm của địa hình theo một hình dạng cắt ngang theo chiều ngang.

bình đồ và mặt cắt
Hình ảnh mặt cắt ngang

Mặt cắt ngang địa hình thường được sử dụng để đánh giá độ dốc của một đoạn đường, đặc điểm của một dãy núi, hay để lập kế hoạch xây dựng các hạ tầng giao thông như đường cao tốc, đường sắt, hay đường ống dẫn. Nó giúp kỹ sư và nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về độ dốc và các đặc điểm quan trọng khác của địa hình theo chiều ngang.

3. Ứng dụng của bình đồ và mặt cắt trong trắc địa

3.1. Ứng dụng của bình đồ trong trắc địa

Như đã đề cập, ứng dụng bình đồ được sử dụng nhằm thể hiện mặt bằng, địa hình cũng như các yếu tố địa vật tại một khu vực địa lý cụ thể. Một số ứng dụng của bình đồ trong có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ người xem cho công tác quy hoạch đô thị sao đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển và các yếu tố tự nhiên.
  • Lên kế hoạch chi tiết cho quá trình xây dựng công trình.
  • Thông qua bình đồ có thể hiểu rõ thêm về các yếu tố địa hình, địa vật, mặt bằng trong khu vực.
  • Xác định ranh giới và vị trí của khu vực cần khai thác tài nguyên.
  • Quản lý và lên kế hoạch bảo vệ tài nguyên môi trường.
  • Các mẫu bản vẽ bình đồ giúp người làm trắc địa dễ dàng áp dụng vào thi công.

3.2. Ứng dụng của mặt cắt trong trắc địa

Mặt cắt trong trắc địa, mặt cắt công trình có nhiều ứng dụng quan trọng, đặc biệt là trong việc nghiên cứu và đo lường đặc điểm của địa hình. Dưới đây là một số ứng dụng chính của mặt cắt trong lĩnh vực trắc địa:

Địa chất và khảo sát địa hình:

  • Đánh giá độ dốc: Mặt cắt giúp đánh giá độ dốc của một đoạn đường, dãy núi, hay khu vực đất địa cụ thể.
  • Phân tích cấu trúc địa chất: Mặt cắt cung cấp thông tin về cấu trúc địa chất và đặc điểm địa hình, giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ về sự biến đổi của độ cao theo chiều ngang.
  • Tính toán khối lượng đắp, đất đào, lập dự toán công trình…

Bài viết đã tổng hợp các thông tin về bình đồ là gì và các thông tin mặt cắt trong trắc địa. Có thể nói, đây là những kiến thức cơ bản và cần thiết liên quan đến trắc địa. Tham khảo thêm các bài viết từ Việt Thanh Group liên quan:

GIS là gì? Ứng dụng thực tế của GIS

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Hiện tại không có đánh giá nào.

Be the first to review “Bình đồ và mặt cắt địa hình trong ngành Trắc địa”

Your email address will not be published.

Đánh giá