Chi phí kiểm định chất lượng công trình được xác định như thế nào?

22/06/2024
383 lượt xem

Trong công tác kiểm định, quản lý chất lượng công trình, việc xác định chi phí kiểm định chất lượng công trình là vô cùng quan trọng. Chi phí kiểm định chất lượng công trình được hiểu là những khoản chi phí phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình. Cùng tìm hiểu chi tiết về chi phí kiểm định chất lượng công trình trong bài viết dưới đây cùng Việt Thanh Group nhé. 

Cách tính chi phí kiểm định chất lượng công trình 

Công thức để tính chi phí kiểm định chất lượng công trình: Ctv = Ccg + Cql + Ck + TN + VAT + Cdp

Diễn giải: 

  •  Ctv: Chi phí đang cần xác định
  •  Ccg: Chi phí của chuyên gia
  • Cql: Chi phí có thể quản lý được
  •  Ck:  Các loại chi phí khác có thể được xác định bằng cách dự trù từ 5 ÷ 10%
  • TN: Thu nhập đã chịu thuế tính trước = (Ccg + Cql) x 6%
  • VAT: Thuế giá trị gia tăng = 10%
  • Cdp: Chi phí dự phòng = 5 ÷ 10%

>>>Xem thêm: Quy trình khảo sát hiện trạng công trình

Chi phí kiểm định chất lượng công trình
Chi phí kiểm định chất lượng công trình

Quy định về chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, quy định về chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng như sau:  

  • Chi phí kiểm định chất lượng công trình xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán kiểm định chất lượng công trình, tuân thủ theo quy định của pháp luật về việc quản lý các chi phí đầu tư dành cho xây dựng và những quy định khác liên quan đến nội dung mà pháp luật đưa ra, và phù hợp với định mức chi phí kiểm định chất lượng, lượng công việc mà theo hợp đồng đã ký kết giữa các bên, hoặc trong đề cương kiểm định đã được phê duyệt
  • Xuyên suốt quá trình xây dựng và thi công công trình, các nhà thầu cụ thể là nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và tất cả các nhà thầu khác phải chịu chi phí kiểm định nếu như trong quá trình kiểm tra phát hiện ra lỗi liên quan đến mình. Trong các trường hợp còn lại, chi phí kiểm định chất lượng sẽ được tính trong phần tổng mức đầu tư của công trình. 
  • Người chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải có trách nhiệm chịu các khoản chi phí kiểm định chất lượng công trình trong suốt quá trình khai thác và sử dụng. Với trường hợp sau khi kiểm tra và xác nhận những sai sót có liên quan đến một tổ chức, cá nhân nào thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm cho khoản chi phí kiểm định tương ứng với phần lỗi mà mình đã gây ra. 

Như vậy, căn cứ vào điều luật đã nêu trên, chi phí kiểm định chất lượng công trình sẽ được xác định và được tính bằng cách lập dự toán kiểm định theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với đơn giá kiểm định chất lượng công trình xây dựng. Ngoài ra còn phải phù hợp với nội dung, khối lượng công việc theo như thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết giữa các bên, phù hợp với đề cương kiểm định đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 

Những thiết bị đo đạc cần có trong quá trình kiểm định chất lượng công trình như: Máy kinh vĩ điện tử Satlab SDT2, máy thủy bình Nikon AS-2C, máy toàn đạc Leica TSO7,..

Chi phí kiểm định chất lượng công trình
Chi phí kiểm định chất lượng công trình

Các loại chi phí kiểm định chất lượng công trình 

  • Chi phí kiểm tra, thử nghiệm vật liệu và sản phẩm: Bao gồm việc kiểm tra chất lượng của các vật liệu xây dựng như bê tông, thép, gạch, xi măng, v.v. Các thử nghiệm này có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc tại hiện trường.
  • Chi phí kiểm định kỹ thuật công trình: Bao gồm việc kiểm tra các hạng mục xây dựng trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành. Các hạng mục này có thể là móng, kết cấu, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, v.v.
  • Chi phí thẩm định thiết kế: Trước khi thi công, thiết kế của công trình cần được thẩm định để đảm bảo tính khả thi, an toàn và hiệu quả kinh tế.
  • Chi phí giám sát thi công: Bao gồm việc theo dõi và kiểm tra quá trình thi công để đảm bảo rằng công trình được xây dựng theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Chi phí đánh giá và nghiệm thu công trình: Sau khi hoàn thành, công trình cần được đánh giá và nghiệm thu để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các yêu cầu đã đặt ra và an toàn sử dụng.
  • Chi phí tư vấn và dịch vụ kiểm định: Gồm các khoản chi phí trả cho các đơn vị tư vấn, chuyên gia kiểm định, và các dịch vụ liên quan khác.

Trên đây là những nội dung chi tiết về chi phí kiểm định chất lượng công trình, bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều thông nhiều thông tin về trắc địa tại phần tin tức của Việt Thanh Group, ngoài ra có thể mua các thiết bị đo đạc như: Máy GNSS RTK, máy toàn đạc điện tử, máy đo khoảng cách, máy kinh vĩ… tại gian hàng của chúng tôi với những sản phẩm uy tín chất lượng đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như Hi-Target, Satlab,Nikon… Ngoài ra, Việt Thanh Group còn cung cấp dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc với mức giá ưu đãi cùng những thiết bị đo đạc hiện đại với những model nổi bật nhất.

>>>Xem thêm: Quy định về bàn giao mặt bằng thi công 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.