Khi sở hữu hoặc mua bán đất, việc đo đạc và tính toán diện tích đất một cách chính xác là cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với những mảnh đất có hình dạng không vuông vắn, méo mó. Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu về cách tính diện tích đất bị méo theo căn cứ pháp lý Luật đất đai 2013.
Cách tính diện tích đất bị méo theo các bước
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo
Trước khi bắt đầu đo đạc, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết:
- Thước đo: Sử dụng thước dây hoặc thước cuộn chuyên dụng, có đơn vị đo là mét hoặc inch. Tránh sử dụng các loại thước nhỏ như thước đo quần áo vì không đảm bảo độ chính xác.
- Máy tính và sổ sách: Để ghi lại các số liệu đo đạc và tính toán diện tích.
- Máy móc đo đạc: Nếu có thể, sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác cao, tiêu biểu như: máy GPS RTK và máy toàn đạc.
Bước 2: Đo chiều dài của mảnh đất
Đầu tiên, cần chuẩn bị dụng cụ đo như thước dây hoặc thước đo khoảng cách. Xác định các điểm góc của mảnh đất và đánh dấu chúng bằng cột mốc hoặc dấu. Tiến hành đo chiều dài của các cạnh chính từ điểm góc này sang điểm góc khác, và ghi lại số liệu vào sổ ghi chép. Nếu mảnh đất có hình dạng phức tạp, đo thêm các đoạn thẳng bổ sung như đường chéo hoặc cạnh phụ. Đảm bảo các số đo chính xác bằng cách kiểm tra lại và điều chỉnh nếu cần.
Khi đo chiều dài của mảnh đất, bạn cần tuân thủ các tiêu chí sau:
- Không làm tròn số: Ghi chính xác các số liệu đo được, ví dụ, nếu chiều dài là 15,73 mét, hãy ghi đầy đủ hai chữ số lẻ sau dấu phẩy.
- Đo ít nhất hai lần: Để đảm bảo kết quả chính xác, đặc biệt đối với các mảnh đất có chiều dài lớn.
- Chia thành các đoạn nhỏ: Với mảnh đất có độ dài lớn, nên đo từng đoạn nhỏ để giảm thiểu sai số.
Bước 3: Đo chiều rộng của mảnh đất
Khi đo chiều rộng, hãy:
- Bắt đầu từ cạnh tạo góc 90 độ: Điều này giúp đảm bảo độ chính xác. Tuy nhiên, tỉ lệ góc có thể thay đổi tùy thuộc vào hình dạng thực tế của mảnh đất.
- Làm tròn đến đơn vị centimet: Không cần ghi chữ số lẻ thập phân khi làm tròn chiều rộng.
Lưu ý: Để thực hiện các bước tính diện tích đất bị méo mang lại kết quả chính xác, cán bộ địa chính hoặc cán bộ quy hoạch và các kỹ sư Trắc địa nên lựa chọn được thiết bị đo đạc phù hợp như: Máy thủy bình, máy toàn đạc, máy GNSS RTK...
Công thức tính diện tích đất bị méo
Sau khi đo đạc, bạn có thể sử dụng các công thức sau để tính diện tích đất:
Diện tích hình tam giác
Công thức tính diện tích hình tam giác: S= (a x h) /2
- a: Chiều dài cạnh đáy của tam giác.
- h: Chiều cao, đoạn thẳng vuông góc từ đỉnh xuống cạnh đáy.
Ví dụ: Với chiều dài cạnh đáy 20 mét và chiều cao 5 mét, diện tích sẽ là: S=20×52=50 m
Diện tích hình vuông
Công thức tính diện tích hình vuông: S=a x a
a: Độ dài cạnh của hình vuông.
Ví dụ: Nếu cạnh của hình vuông là 10 mét, diện tích sẽ là: S=10×10=100 m
Diện tích hình chữ nhật
Công thức tính diện tích hình chữ nhật: S=a x b
- a: Chiều dài.
- b: Chiều rộng.
Ví dụ: Với chiều dài 15 mét và chiều rộng 10 mét, diện tích sẽ là: S=15×10=150 m
Diện tích hình thang
Công thức tính diện tích hình thang: S= [(a+b) x h] / 2
- a và b: Chiều dài hai cạnh đáy.
- h: Chiều cao.
Ví dụ: Với cạnh đáy 1 là 10 mét, cạnh đáy 2 là 15 mét và chiều cao 5 mét, diện tích sẽ là: S= [(10+15) x 5] /2 =62,5 m
>>>Xem thêm: Khảo sát địa hình là gì
Công thức tính diện tích đất không vuông
Cách tính diện tích lô đất không vuông:
Cách tính diện tích đất 4 cạnh không bằng nhau
Cách tính diện tích tứ giác khi biết 4 cạnh không bằng nhau cần sự tỉ mỉ rất cao. Ngoài trừ các tứ giác hình chữ nhật, hình thang cân, hình bình hành có công thức tính như trên thì đối với cách tính diện tích tứ giác 4 cạnh không bằng nhau được thực hiện như sau:
Đầu tiên, chúng ta cần đo theo từng cạnh sau đó cộng lại sẽ có chu vi của hình. Bạn hãy chọn một điểm trung tâm của mảnh đất và đo từ điểm này đến 01 cạnh của đa giác (trung đoạn).
S = 1/2 x [chu vi (m) x trung đoạn (m2)]
Tính diện tích hình ngũ giác không đều
Để tính diện tích của một mảnh đất hình ngũ giác không đều, bạn có thể phân chia ngũ giác thành các phần nhỏ có hình đa giác đều. Sau đó, sử dụng các công thức tính diện tích cho từng phần đa giác đều nhỏ này. Tổng hợp diện tích của các phần nhỏ sẽ cho diện tích tổng của mảnh đất hình ngũ giác không đều đó.
Tính diện tích đất hình lục giác
Nếu mảnh đất có hình lục giác đều, bạn chỉ cần đo độ dài 1 cạnh (a) và sử dụng công thức diện tích cho hình lục giác đều như sau:
S = (3√3 a2 )/2
Tuy nhiên, nếu mảnh đất có hình lục giác không đều, có thể các cạnh không bằng nhau, bạn có thể chia hình lục giác thành 4 hình tam giác. Sau đó, áp dụng công thức tính diện tích cho từng tam giác và tổng hợp lại để tìm ra diện tích của mảnh đất lục giác đó.
>>>Xem thêm: Phần mềm đo địa chính thông dụng nhất
Cách tính diện tích đất bị méo trong sổ đỏ
Đất dự án
Diện tích đất dự án thường được tính theo diện tích thông thủy, bao gồm các phần như phòng ở, ban công, nhưng không bao gồm diện tích tường xung quanh.
Đất thổ cư
Việc đo đạc diện tích đất thổ cư cần được thực hiện cẩn thận và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ chuyên viên đo đạc địa chính để đảm bảo độ chính xác cao nhất. Điều này giúp bạn xác định chính xác diện tích đất và so sánh với diện tích trên sổ đỏ, tránh các tranh chấp về sau.
Khi nào cần tính diện tích bị méo theo lô đất
Việc đo đạc và tính diện tích đất là cần thiết trong các trường hợp như:
- Làm sổ đỏ: Để xác nhận diện tích đất sử dụng.
- Tách thửa: Để phân chia đất cho mục đích sử dụng hoặc bán.
- Mua bán đất: Để đảm bảo quyền lợi trong giao dịch.
- Xây dựng: Để kiểm tra diện tích sử dụng đất và tuân thủ các quy định pháp lý.
>>>Xem thêm: Tra cứu bản đồ quy hoạch
Qua bài viết này, Việt Thanh Group đã tổng hợp về cách tính diện tích đất cách tính diện tích đất bị méo. Mọi người muốn tìm hiểu thêm thông tin về diện tích đất bị méo và các tin tức liên quan thì có thể truy cập Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Thanh.
>> Xem thêm dịch vụ làm sổ đỏ tại Thanh Hóa uy tín – chuyên nghiệp – giá hợp lý
Be the first to review “Hướng dẫn chi tiết cách tính diện tích đất bị méo: Các công thức và quy trình cần biết”