Mẫu báo cáo quan trắc lún công trình chuẩn nhất 2024

04/06/2024
544 lượt xem

Để đảm bảo cho hiệu suất cũng như sự an toàn của một dự án xây dựng thì quan trắc đóng vai trò quan trọng. Việc thực hiện quan tắc này đòi hỏi sự chặt chẽ, nhất quán và chính xác. Mọi thông tin trong mẫu báo cáo quan trắc lún công trình phải thật chính xác và khách quan. Cùng nghiên cứu mẫu văn bản này với Việt Thanh Group.

Khái niệm quan trắc lún công trình là gì?

Quan trắc lún công trình là một trong những hoạt động không thể thiếu trong khi thi công một công trình xây dựng. Nó góp phần đảm bảo sự an toàn cũng như hiệu suất cho mọi dự án.

Quan trắc độ lún là hoạt động đo đạc, tính toán các thông số cụ thể để đưa ra được đánh giá về mức độ lún hay còn gọi là sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng cả một công trình cụ thể dựa trên các tiêu chuẩn quy định. 

Mẫu báo cáo quan trắc lún công trình mới nhất

mẫu báo cáo quan trắc lún công trình
Mẫu báo cáo quan trắc lún chuẩn

Mẫu báo cáo quan trắc lún công trình là văn bản ghi lại kết quả của công việc quan trắc lún sau khi đã hoàn tất. Từ đó có những đề xuất và phương án xử lý kịp thời để tránh những nguy hiểm cho cộng đồng. Quý bạn đọc có thể tải mẫu báo cáo quan trắc lún công trình tại đây.

Phương pháp tiến hành quan trắc công trình

mẫu báo cáo quan trắc lún công trình
Phương pháp quan trắc lún công trình được quy định tại TCVN 9360: 2012

Quan trắc công trình không đơn thuần chỉ là một nhiệm vụ kỹ thuật. Công việc này còn góp phần phản ánh trách nhiệm, sự quan tâm của ngành xây dựng với các công trình và sự an toàn với cộng đồng.

Chỉ có quan trắc thường xuyên thì mới phát hiện sớm được những thay đổi không mong muốn từ bên trong liên quan đến hình dạng, vị trí, kích thước của công trình. Từ đó có những biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời, tránh những tai nạn thương tâm.

Phương pháp quan trắc lún được quy định tại TCVN 9360: 2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học“. Đế tiến hành quan trắc lún của công trình xây dựng sẽ thực hiện theo các phương pháp cụ thể như sau:

  • Kiểm tra, xác định độ lún: Quan trắc độ lún lúc này sẽ cho ra các con số cụ thể liên quan đến tốc độ lún, độ lún lệch của công trình… Những con số này sau đó sẽ được mang đi so sánh với giới hạn lún đã được tính toán bằng thiết bị chuyên dụng. Từ đó đưa ra được mẫu báo cáo quan trắc lún công trình và có hướng khắc phục.
  • Kiểm tra, đánh giá khả năng chịu tải của nền móng công trình.
  • Đánh giá mức độ hiện trạng sau khi công trình được đưa vào sử dụng.
  • Đánh giá, xác định độ lún và khả năng chuyển dịch trung bình của công trình xây dựng để xem chúng có nằm trong giới hạn an toàn cho phép hay không.

Thiết bị thực hiện quan trắc lún

Lựa chọn thiết bị máy móc khi tiến hành quan trắc lún là việc làm quan trọng và cần thiết. Máy thủy bình cùng các phụ kiện như mia Invar dìa từ 2-3m hoặc Cóc mia… có gắn bọt thủy tròn thường được ưu tiên sử dụng khi cần đo quan trắc lún. Một số máy thủy bình được dùng nhiều trong quan trắc lún công trình xây dựng phải kể đến như:

Một số loại máy thủy bình thường sử dụng trong quan trắc lún công trình như sau:

Quy trình thực hiện quan trắc lún

mẫu báo cáo quan trắc lún công trình
Quy trình thực hiện quan sát lún gồm 4 bước

Để có được số liệu chính xác cho mẫu báo cáo quan trắc lún công trình, cán bộ địa chính sẽ phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xây dựng đề cương hoặc phương án kỹ thuật cho công tác quan trắc lún.

Việc xây dựng kế hoạch hoặc phương án kỹ thuật phải dựa vào TCVN 9360: 2012. Trong đề cương phải hiển thị được các thông tin sau: mặt bằng bố trí mốc cơ sở, mốc kiểm tra, cấu tạo mốc cơ sở, mốc kiểm tra, số chu kỳ, tiến độ đo quan trắc, giới hạn lún trong điều kiện cho phép, mẫu số đo điện tử dùng cho máy thủy bình điện tử, sổ ghi chép bằng tay khi dùng máy thủy bình tự động, phần mềm dự kiến bình sai và mẫu báo cáo quan trắc lún công trình.

Bước 2: Tiến hành bố trí mốc cơ sở, mốc thực tế dựa trên các tiêu chuẩn quy định quan trắc  lún. 

Trong đó mốc dùng để kiểm tra phải đạt các yêu cầu sau: chất liệu bằng inox, mốc đã được khoăn cấy vào trong cột vách chịu lực. Mốc cơ sở phải nằm sâu trong tầng sét ít nhất là 5m, và cách xa công trường từ 100m đến 150m.

Bước 3: Ghi chép, thu thập dữ liệu

Số liệu sẽ được hiển thị dựa trên độ phóng đại và bộ đọc cực nhỏ, mia inva của máy quan trắc.

Bước 4: Phân tích kết quả quan trắc

Sau khi đã nhận được số liệu cụ thể từ máy, cán bộ sẽ vận dụng công thức chuyên ngành hoặc các phần mềm để tính toán và hoàn thiện mẫu báo cáo quan trắc lún công trình. Từ đó đưa được ra các cảnh báo về hiện trạng của công trình. Từ đó giúp nhà thi công biết được nguyên nhân gây lún để có phương án thi công phù hợp, hạn chế tối đa rủi ro.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến mẫu báo cáo quan trắc lún công trình. Hy vọng quý bạn đọc sẽ cảm thấy hữu ích với những thông tin này.

Việt Thanh Group là một trong những địa chỉ cung cấp dịch vụ và thiết bị đo đạc uy tín hiện nay. Quý khách hàng có thể tìm thấy những sản phẩm như máy Máy GPS RTK, máy toàn đạc, máy thủy bình đến từ các thương hiệu uy tín như Hi-Target, Satlab… Nếu khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ hay cần mua thiết bị, hãy để Việt Thanh hỗ trợ nhé.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.