[Giải đáp]: Bản vẽ bình đồ là gì? Tìm hiểu chi tiết và quy trình lập bản vẽ bình đồ

25/07/2024
983 lượt xem

Bản vẽ bình đồ ứng dụng nhiều trong thiết kế xây dựng, quản lý đất đai, nghiên cứu khoa học… Vậy bản vẽ bình đồ là gì? Thành phần, đặc điểm, ứng dụng và quy trình lập bản vẽ bình đồ là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và tổng hợp thông tin về bản vẽ bình đồ, cùng tìm hiểu ngay nhé! 

>>> Xem thêm: Máy GPS RTK hỗ trợ khảo sát dữ liệu chính xác, nhanh chóng trong quá trình lập bản vẽ bình đồ

Định nghĩa bản vẽ bình đồ là gì?

Ban-ve-binh-do-la-gi
Hình ảnh minh họa bản vẽ bình đồ là gì?

Tên gọi khác là bản đồ địa hình, là 1 dạng bản đồ địa hình chi tiết, thông qua các đường cong là đường bình độ để thể hiện các yếu tố trên mặt đất, gồm yếu tố tự nhiên và nhân tạo.

Bản vẽ bình đồ là gì? Định nghĩa theo cách khác thì đó là bản vẽ thể hiện mặt chiếu bằng địa hình của 1 khu vực trên mặt phẳng nằm ngang, loại bỏ sự ảnh hưởng của độ cong Trái đất.

>>> Xem thêm: Bình đồ và mặt cắt địa hình trong ngành Trắc địa

Thành phần chính trong bản vẽ bình đồ là gì?

Bản vẽ bình đồ gồm có các thành phần chính sau:

Đường bình độ

Là yếu tố cơ bản nhất, giúp người xem nhận biết độ dốc và hình dạng địa hình. Nó là đường cong nối các điểm cùng độ cao so mực nước biển

Nó chia làm đường bình độ chính được vẽ đậm hơn, có ghi độ cao và đường bình bộ phụ, nét vẽ nhạt hơn và mô tả chi tiết hơn về địa hình.

Các ký hiệu địa hình

Thể hiện yếu tố nhân tạo hoặc tự nhiên trên bản đồ, gồm có: sông, suối; đường xá; công trình xây dựng; thực vật;…

Tỷ lệ bản vẽ

Cho biết mức độ thu nhỏ thực tế so với bản đồ của khu vực đó. Độ chi tiết của bản đồ càng cao thì tỷ lệ bản đồ càng nhỏ. Trong đó, phổ biến nhất là tỷ lệ 1:1000, 1:5000, 1:10000.

Chú giải

Thường đặt ở bên cạnh hoặc góc dưới bản đồ, giúp người đọc hiểu rõ ký hiệu và thông tin được thể hiện trong bản vẽ.

Lưới tọa độ

Là hệ thống đường kẻ ngang, kẻ dọc, giúp xác định chính xác vị trí các điểm trên bản đồ. lưới tọa độ thường dùng là hệ tọa độ quốc gia hoặc hệ UTM.

Mốc đo đạc

Là các điểm cố định trên thực địa, làm cơ sở xây dựng bản đồ và thường được đánh dấu trên bản vẽ rõ ràng.

Đường viền bản đồ

Là đường giới hạn của khu vực đó trên bản đồ, giúp xác định phạm vi và ranh giới.

>>> Xem thêm: Bản đồ vệ tinh đo đất mới nhất

Ứng dụng của bản vẽ bình đồ là gì?

Ban-ve-binh-do-la-gi-kenh-muong
Hệ thống kênh mương thể hiện trên bản vẽ bình đồ

Bản vẽ bình đồ là công cụ cần thiết, giúp chúng ta hiểu rõ về địa hình và các yếu tố liên quan, từ đó hỗ trợ trong việc quy hoạch, xây dựng, quản lý và bảo vệ tài nguyên, cụ thể như sau:

  • Quy hoạch đô thị: bản vẽ bình đồ đóng vai trò quan trọng trong lên kế hoạch phát triển đô thị; quy hoạch đường xá, hệ thống hạ tầng và quản lý không gian đô thị.
  • Trong xây dựng: xác định vị trí, độ cao của công trình trong thiết kế công trình; xác định khối lượng đào đắp để chuẩn bị mặt bằng xây dựng; 
  • Trong nông nghiệp: giúp phân chia và quản lý đất đai hiệu quả; hệ thống tưới tiêu phù hợp với địa hình; quy hoạch và xây dựng công trình thủy lợi.
  • Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên: Thông qua theo dõi, bảo vệ rừng, tài nguyên nước và đánh giá tác động của con người đến môi trường.

>>> Xem thêm: Công nghệ đo GPS RTK là gì?

Đặc điểm của bản vẽ bình đồ là gì?

Thể hiện địa hình chi tiết

Thông qua các đường bình độ, mà độ cao, độ dốc và hình dạng của địa hình được thể hiện, giúp người xem dễ dàng nhận biết địa hình khu vực đó.

Có độ chính xác cao

Sử dụng các công cụ đo đạc hiện đại, có độ chính xác cao như máy toàn đạc, máy GPS RTK,… để thu thập dữ liệu địa hình, đo đạc thực tế, sau đó xử lý và thể hiện trên bản vẽ nên bản vẽ bình đồ có độ chính xác cao.

Ngoài ta, với tỷ lệ bản vẽ sẽ giúp người dùng đo lường chính xác về khoảng cách, diện tích.

Ứng dụng thực tế đa dạng

Nhờ tính chính xác và chi tiết, bản vẽ bình đồ được ứng dụng rộng rãi trong quy hoạch và phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, nông nghiệp và quản lý, bảo vệ tài nguyên.

>>> Xem thêm: Ứng dụng của công nghệ GNSS trong ngành tài nguyên môi trường

Quy trình lập bản vẽ bình đồ

Ban-ve-binh-do-la-gi-thiet-bi-do
Sử dụng thiết bị đo hiện đại, chuyên dụng để thu thập dữ liệu chính xác

Lập bản vẽ bình đồ đòi hỏi sự chi tiết và chính xác cao nên trong từng bước thực hiện từ khảo sát thực địa đến vẽ, hoàn thiện bản đồ cần chú trọng. Các bước lập bản vẽ bình đồ như sau:

Bước 1: Khảo sát thực địa

Là bước đầu tiên và quan trọng nhất, bao gồm:

  • Xác định và lựa chọn khu vực khảo sát cụ thể để lập bản đồ.
  • Chuẩn bị các công cụ, thiết bị đo đạc

Sử dụng các thiết bị máy đo đạc hiện đại để thu thập dữ liệu đầy đủ, chính xác nhất. Chuyên dụng nhất là máy GPS RTK, máy toàn đạc điện tử, máy bay không người lái,…. Đây đều là những thiết bị đo đạc đa năng, bền bỉ, hỗ trợ tốt công tác khảo sát, thu thập dữ liệu cho kết quả có độ chính xác cao, nhanh chóng, phù hợp với nhiều địa hình đo,…

  • Tiến hành đo đạc

Tại hiện trường thực hành đo đạc cần thiết  để thu thập các thông số như khoảng cách, độ cao và vị trí.

Bước 2: Xử lý dữ liệu

  • Nhập dữ liệu vào phần mềm chuyên dụng
  • Xử lý, phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu đo đạc được, loại bỏ sai số và tạo ra mô hình địa hình số DEM chính xác.

  • Chuyển đổi dữ liệu từ mô hình DEM sang bản vẽ

Bước 3: Vẽ bản đồ

Từ dữ liệu đã xử lý ở bước 2 để tạo ra bản vẽ bình đồ, gồm có:

  • Thiết kế bản vẽ: sử dụng phần mềm kỹ thuật thiết kế các đường bình đồ, ký hiệu địa hình, chú giải trên bản vẽ bình đồ
  • Kiểm tra và chỉnh sửa lỗi nếu có, đảm bảo chính xác và hợp lý.
  • Hoàn thiện bản vẽ bình đồ

Hoàn thiện các chi tiết cuối như thêm lưới tọa đồ, tỷ lệ bản đồ, các thông tin khác nếu cần thiết.

>>> Xem thêm: Địa chỉ cho thuê máy GPS RTK tại Thanh Hóa uy tín, giá rẻ

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn bản vẽ bình đồ là gì, nội dung chi tiết và quy trình lập bản vẽ bình đồ. Đây sẽ là những kiến thức hữu ích, hỗ trợ công việc của bạn rất nhiều. Bạn nhớ tham khảo thêm các bài viết mới nhất từ Việt Thanh Group nhé!

>> Xem thêm dịch vụ đo đạc bản đồ

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.