Trình tự thi công nền đường đầy đủ và chi tiết nhất

16/08/2024
830 lượt xem

Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thi công nền đường là một trong những giai đoạn quan trọng. Nếu thực hiện đúng các phương pháp cũng như trình tự thi công đường giao thông sẽ góp phần đảm bảo chất lượng cũng như độ bền của tuyến đường khi đưa vào sử dụng. Cùng Việt Thanh Group đi nghiên cứu quy chuẩn kỹ thuật và quy trình thi công nền đường chi tiết trong bài viết dưới đây.

>> Ứng dụng máy thủy bình vào thi công, xây dựng cầu đường

Thi công nền đường là gì?

trình tự thi công nền đường
trình tự thi công nền đường

Trước khi đi tìm hiểu về trình tự thi công nền đường thì bạn đọc cần biết được thi công nền đường là gì? Thi công nền đường chính là một khâu thuộc quá trình thi công và xây dựng đường giao thông. Nó bao gồm các công đoạn như đào, đắp vật liệu trong khu vực mặt cắt ngang thiết kế hoặc thi công trên đường ô tô, không bao gồm những phần thuộc kết cấu áo đường. 

Trình tự thi công đường giao thông là các bước cần thực hiện để hoàn thiện nền đường giao thông theo bản vẽ và yêu cầu kỹ thuật đã được thông qua. Công nhân sẽ sử dụng những phương tiện và phương pháp thi công thích hợp để tránh làm hư hỏng nền đường.

Trình tự thi công nền đường giao thông chi tiết

Khi tiến hành thi công nền đường giao thông, nhà thầu và công nhân thi công cần tuân thủ theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện công tác chuẩn bị

trình tự thi công nền đường
Chuẩn bị mặt bằng thi công nền đường giao thông

Trong trình tự thi công nền đường giao thông, khâu chuẩn bị là rất quan trọng. Chuẩn bị thi công nền đường sẽ bao gồm đánh giá công trình và lên kế hoạch thi công chi tiết. Trong đó: 

Đánh giá công trình nhằm mục đích: Xác định mục tiêu, yêu cầu và quy mô của công trình xây dựng cầu đường, đồng thời xem xét điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh để có phương án, kế hoạch thi công thích hợp.

Lập kế hoạch: dựa trên thông tin về đánh giá công trình để xác định kế hoạch thi công, tài liệu kỹ thuật, và lên lịch trình công việc cụ thể, chi tiết.

Bước 2: San lấp mặt bằng và tạo nền cát

trình tự thi công nền đường
Quá trình san lấp mặt bằng tạo nền đường

Trong trình tự thi công nền đường thì việc san lấp mặt bằng và tạo nền cũng rất cần được chú trọng.

Tiến hành san lấp nền đường là làm phẳng mặt đất, nâng cao mặt bằng đường và kiểm tra độ cứng của mặt đất. Từ đó làm nền tảng để tạo nền cát. Trong quá trình thực hiện san lấp mặt bằng, máy thủy bình Satlab được sử dụng để đo cao độ cũng như quan trắc lún.

Sau khi đã san lấp nền đường xong công nhân nên sử dụng các sản phẩm máy thủy bình Sokkia trong đó có máy thủy bình Sokkia B40A để xác định cao độ nền thực tế đã tương đồng với cao độ nền trong bản vẽ hay chưa.

Tạo nền cát bao gồm các công việc như rải cát để tạo nền cát cần thiết, sau đó tiến hành nén cát để có một bề mặt cát đồng đều và có độ cứng như nhau.

Bước 3: Tiến hành cắt, đào và thi công bề mặt đất

trình tự thi công nền đường
Quá trình thi công mặt nền đường giao thông

Những công việc cụ thể trong bước này bao gồm:

Cắt đường là thi công cắt xén đường theo kích thước và mô hình trên bản vẽ đã được phê duyệt.

Đào đất là thực hiện các công việc liên quan đến đào, tháo dỡ những chướng ngại vật hoặc phần đất không cần thiết để tạo bề mặt nền bằng phẳng.

Thi công bề mặt nền: Đây là lúc công nhân thi công thực hiện lật đất và nén đất để tạo độ bám dính chắc chắn cho nền đường và đảm bảo độ cứng đồng đều giữa các bộ phận.

Bước 4: Thi công nền kiên cố

Thi công lớp đá dày 0-100mm: Đặt và nén lớp đá 0-100mm để cải thiện độ cứng và độ ổn định của nền đường.

Nén nền: Sử dụng máy nén để nén nền đường, đảm bảo độ cứng và độ chắc chắn theo đúng yêu cầu kỹ thuật ban đầu.

Bước 5: Thi công bề mặt đường

trình tự thi công nền đường
Dùng thiết bị nén bề mặt đường để tạo độ phẳng

Thi công lớp đá dày 0-30mm: Đặt và nén lớp đá 0-30mm để chuẩn bị bề mặt cho lớp phủ nền đường.

Nén bề mặt nền: Sử dụng máy nén để nén bề mặt nền đường, tạo độ phẳng và mịn cho việc phủ lớp nền đường tiếp theo.

Xem thêm: Kiểm tra cao độ nền đường – Bước quan trọng trong thiết kế và xây dựng công trình

Trình tự nghiệm thu nền đường sau thi công

Sau khi hoàn tất theo trình tự thi công nền đường thì việc nghiệm thu là rất quan trọng. Nghiệm thu nền đường để đảm bảo chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn đã đề ra và được phê duyệt trước đó. Dưới đây là quy trình nghiệm thu nền đường được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN – 9436:2012.

Bước 1: Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra độ dày, độ cứng và độ phẳng của nền đường theo yêu cầu kỹ thuật. Lúc này cán bộ nghiệm thu cần sử dụng đến những thiết bị hỗ trợ như máy thủy bình Topcon AT-B4A  để xác định chính xác cao độ của nền đường thực tế so với bản vẽ.

Bước 2: Kiểm tra mẫu lấy

trình tự thi công nền đường
Trình tự nghiệm thu nền đường

Lấy mẫu các lớp nền đường để kiểm tra chất lượng vật liệu và kỹ thuật thi công xem có đạt yêu cầu kỹ thuật hay không.

Bước 3: Kiểm tra định kỳ

Thực hiện kiểm tra định kỳ theo lịch trình đã xác định để đảm bảo tuân thủ kỹ thuật và chất lượng công trình.

Bước 4: Kiểm tra sau khi hoàn thành

Sau khi nền đường đã đã hoàn thiện thì cần có những cuộc kiểm tra toàn diện để xác định xem nền đường có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như chất lượng theo đúng thiết kế hay không.

Bước 5: Xây dựng báo cáo nghiệm thu nền đường

Sau khi kiểm tra, cán bộ nghiệm thu tiến hành lập báo cáo nghiệm thu dựa trên những kết quả thu được. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nếu cần thiết để đảm bảo an toàn khi cầu đường được đưa vào sử dụng.

Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu cao độ nền đường mới nhất

Những yêu cầu cần chú ý với trình tự thi công nền đường

Trong xây dựng cầu đường thì thi công nền đường là khâu quan trọng, với khối lượng công việc lớn nhất và thời gian thi công lâu nhất. Vì vậy những yêu cầu đối với công tác thi công cũng rất khắt khe.

Chỉ khi đảm bảo tốt các yêu cầu của trình tự thi công nền đường thì mới đảm bảo được chất lượng chung của cả công trình cũng như sự an toàn sau khi đưa vào sử dụng, hạn chế tối đa sụt lún. Vì vậy, trong quá trình thi công nền đường cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

  • Xây dựng và lựa chọn được phương án thi công phù hợp sau khi khảo sát, đánh giá tổng thể công trình.
  • Lựa chọn và sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu phù hợp với mặt bằng và địa chất khu vực thi công.
  • Lên kế hoạch chi tiết về việc sử dụng nhân công, trang thiết bị, nguyên vật liệu trong suốt quá trình thi công. Việc làm này để tránh những chi phí phát sinh không đáng có và tận dụng tối đa công tác điều phối đất.
  • Đảm bảo thi công theo đúng tiến độ đã được phê duyệt để tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư.
  • Tuân thủ đúng quy trình xây dựng, đảm bảo an toàn xây dựng tối đa trong suốt quá trình thi công, xây dựng nền đường.

Nắm được và thực hiện theo đúng trình tự thi công nền đường là một trong những yếu tố giúp việc xây dựng nền đường đạt hiệu quả cao và đảm bảo sự bền vững sau này. Quý bạn đọc quan tâm đến các tin tức trắc địa, đo đạc, xây dựng hãy truy cập website của Việt Thanh để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Nếu quý bạn đọc cần thuê thiết bị đo đạc như máy cân bằng laser, máy toàn đạc điện tử, máy GNSS RTK… hoặc sửa chữa, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị để phục vụ cho dự án xây dựng đường giao thông sắp tới, hãy liên hệ ngay hotline 0972.829.598 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: Quan trắc lún công trình giao thông: Giải pháp đảm bảo an toàn và bền vững

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.