Bản đồ địa chính là công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý đất đai, quy hoạch, và phát triển hạ tầng. Đây là loại bản đồ chuyên dụng cung cấp thông tin chi tiết về ranh giới, diện tích, và mục đích sử dụng của các thửa đất trên một khu vực cụ thể. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin bản đồ địa chính là gì trong bài viết dưới đây của Việt Thanh Group.
>>>Xem thêm: Máy thủy chuẩn là thiết bị đo đạc được sử dụng để đo cao độ, độ góc, độ xa của một điểm bất kỳ.
Bản đồ địa chính là gì?
Bản đồ địa chính chính quy là gì? Là bản đồ có tỉ lệ lớn, được lập dựa trên ranh giới hành chính của từng xã, phường, thị trấn, thể hiện chi tiết từng thửa đất và số hiệu của chúng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Trong công tác quản lý nhà nước, bản đồ địa chính đóng vai trò quan trọng làm cơ sở để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nó là một trong ba thành phần chính của hồ sơ địa chính, bao gồm bản đồ địa chính, sổ sách địa chính, và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra bản đồ địa chính tiếng anh là gì? Bản đồ địa chính còn có tên gọi tiếng anh là Cadastral Map.
Bản đồ địa chính cơ sở là gì? Là thuật ngữ dùng để chỉ bản đồ gốc được tạo ra bằng các phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa, hoặc kết hợp giữa sử dụng ảnh hàng không và đo đạc bổ sung tại thực địa. Ngoài ra, nó cũng có thể được biên tập từ các tờ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Loại bản đồ này được đo đạc và vẽ đầy đủ theo ranh giới hành chính và từng mảnh bản đồ, đảm bảo tính toàn diện và chính xác cho các công tác quản lý đất đai.
Trong quá trình thành lập bản đồ địa chính cần sử dụng nhiều các thiết bị đo đạc như máy toàn đạc, máy GNSS RTK. Trong đó máy thủy bình là một thiết bị phụ trợ trong quá trình này. Hiện nay các dòng máy thủy bình đang được ưa chuộng như máy thủy bình Hi-Target (dòng Hi-Target HT32, máy thủy bình Satlab, máy thủy bình Sokkia ( dòng Sokkia B40A, Sokkia B30A,..). Tham khảo mua sắm thiết bị này tại địa điểm uy tín như Việt Thanh Group để tránh gặp những trường hợp sai sót không đáng có.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa kiểm định máy thủy bình tại Nghệ An uy tín
Nội dung của bản đồ địa chính
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, nội dung bản đồ địa chính được quy định cụ thể như sau:
- Mốc địa giới hành chính và đường địa giới hành chính các cấp:
- Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền phải tuân thủ các Hiệp ước và Hiệp định quốc tế đã ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng. Nếu khu vực chưa có Hiệp ước, việc thể hiện phải theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
- Địa giới hành chính các cấp cần phải phù hợp với hồ sơ và văn bản pháp lý liên quan đến điều chỉnh địa giới hành chính.
- Đối với các đơn vị hành chính gần biển, bản đồ địa chính phải được đo đạc đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong 5 năm. Nếu chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt, bản đồ phải thể hiện ranh giới đến mép nước biển tại thời điểm đo vẽ.
- Khi phát hiện sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính trên hồ sơ và thực tế, hoặc có tranh chấp, cơ quan thực hiện phải báo cáo cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và tỉnh để giải quyết.
- Bản đồ địa chính phải thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ (màu đen) và theo thực tế quản lý (màu đỏ) cùng phần tranh chấp. Nếu các đường địa giới hành chính trùng nhau, chỉ cần biểu thị đường cấp cao nhất.
- Sau khi đo vẽ, cần lập biên bản xác nhận địa giới hành chính giữa các đơn vị liên quan theo mẫu quy định.
- Mốc giới quy hoạch và chỉ giới hành lang bảo vệ: Các mốc giới quy hoạch và hành lang bảo vệ chỉ được thể hiện nếu đã được cắm mốc trên thực địa hoặc có tài liệu pháp lý đảm bảo độ chính xác.
- Đối tượng thửa đất:
- Thửa đất được xác định dựa trên phạm vi quản lý và sử dụng của cá nhân hoặc nhóm người. Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới, với khoảng cách từ cạnh đến đỉnh cong không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ.
- Cạnh thửa đất được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp, và ranh giới thửa đất là đường gấp khúc bao quanh diện tích của thửa đó.
- Đối với đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở, ranh giới thửa đất bao gồm toàn bộ diện tích gắn liền.
- Đối với ruộng bậc thang, ranh giới bao gồm tất cả các bậc thang liền kề có cùng mục đích sử dụng.
- Đối với bờ thửa hoặc rãnh nước, ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm hoặc mép của chúng tùy thuộc vào độ rộng.
- Loại đất: Loại đất trên bản đồ phải được thể hiện theo ký hiệu quy định và phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất. Nếu có quyết định giao đất, cho thuê, hay chuyển mục đích, loại đất trên bản đồ phải phù hợp với quyết định đó. Nếu hiện trạng khác với giấy tờ pháp lý, cần thể hiện cả hai loại trên lớp khác nhau.
- Các đối tượng nhân tạo và tự nhiên trên đất:
- Ranh giới chiếm đất của nhà ở và công trình xây dựng được xác định theo mép ngoài cùng của tường hoặc hình chiếu thẳng đứng. Đối với công trình ngầm, xác định theo hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất.
- Hệ thống giao thông và thủy văn phải thể hiện phạm vi chiếm đất của các công trình như đường sắt, đường bộ, sông, suối, và các yếu tố khác liên quan. Đối với thủy văn tự nhiên, thể hiện đường bờ ổn định và mép nước tại thời điểm đo vẽ.
Bản đồ địa chính là một công cụ quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đai, cung cấp cái nhìn chi tiết và chính xác về các thửa đất, mốc giới hành chính, cũng như các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trên mặt đất. Với những thông tin trên đây mong rằng bạn đọc có thể hiểu rõ và nắm được bản đồ địa chính là gì. Bạn có thể tham khảo mua sắm thiết bị đo đạc và dịch vụ đo đạc bản đồ tại Việt Thanh Group để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.
>>>Xem thêm: Hồ sơ xin đo đạc lại đất gồm những gì? Quy trình đo đạc lại đất đai như thế nào?
Be the first to review “Tìm hiểu bản đồ địa chính là gì? Nội dung bản đồ địa chính”