Bản đồ quy hoạch là gì? Ý nghĩa từng loại bản đồ

29/04/2024
599 lượt xem

Bản đồ quy hoạch là gì? Ý nghĩa của từng loại bản đồ đối với công tác trắc địa ra sao? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

bản đồ quy hoạch là gì

Bản đồ quy hoạch là gì?

Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, giải thích: “Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị”.

Luật quy hoạch 2019 quy định như sau: “Sơ đồ, bản đồ quy hoạch là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.”

Như vậy, bạn có thể hiểu bản đồ quy hoạch nhà đất là bản đồ phân chia, xác định các chỉ tiêu sử dụng đất, kiến trúc, cảnh quan được phân theo từng lô. Thông qua cách xem bản đồ quy hoạch, nhà đầu tư sẽ có một cái nhìn tổng quan về toàn bộ lô đất như các tiện ích, cơ sở hạ tầng để định hướng xây dựng với mục đích phù hợp.

Có nhiều loại bản đồ quy hoạch khác nhau. Mỗi loại sẽ có chức năng, nhiệm vụ riêng. Bao gồm:

  • Bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000: Xác định rõ mốc giới, địa giới, khu chức năng, định hướng giao thông, phát triển hạ tầng… Được sử dụng làm căn cứ để định hướng mục tiêu phát triển và kêu gọi các nhà đầu tư.
  • Bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000: Phân chia chức năng sử dụng đất, hạ tầng nhằm cụ thể hóa mục tiêu quy hoạch đô thị
  • Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500: Cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung và phân khu
Bản đồ quy hoạch là gì
Bản đồ quy hoạch là gì?

Ý nghĩa từng loại bản đồ quy hoạch

 Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng có tỷ lệ 1/500

Bản đồ này có giá trị nhằm cụ thể hóa các nội dung của quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, thể hiện tất cả các công trình trên đất (như hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất). Đây còn được xem là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.

Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch chung có tỷ lệ 1/5.000

Bản đồ này có giá trị giúp xác định các khu vực chức năng, định hướng giao thông, vị trí mốc giới, địa giới của phần đất được dự tính sẽ quy hoạch phát triển hạ tầng đường xá, điện, cầu cống, khu dân cư, trường học, cây xanh… Không những thế, bản đồ quy hoạch chung có tỷ lệ 1/5.000 còn được dùng làm cơ sở để xác định các mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư, giải phóng mặt bằng, đền bù hoặc di dân…

Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch phân khu có tỷ lệ 1/2.000

Bản đồ này có giá trị giúp phân chia và xác định chức năng sử dụng đất, sử dụng mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hoá các nội dung quy hoạch đô thị. Loại quy hoạch phân khu này liên quan mật thiết đến quyền sở hữu về đất đai (hay còn gọi là quyền sử dụng đất) vì có nhiều nội dung xác định vị trí công trình kỹ thuật và ranh giới đất, do đó bản đồ quy hoạch phân khu có tỷ lệ 1/2.000 có giá trị pháp lý cao, được dùng làm cơ sở để giải quyết các tranh tụng.

Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng có tỷ lệ 1/500

Bản đồ này có giá trị nhằm cụ thể hóa các nội dung của quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, thể hiện tất cả các công trình trên đất (như hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất). Đây còn được xem là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.

>> Xem thêm quy trình đo vẽ và lập bản đồ địa chính – Các bước theo luật đất đai

Bản đồ quy hoạch là gì
Cách xem bản đồ quy hoạch

Cách xem bản đồ quy hoạch

Để xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bạn cần phải tìm hiểu các ký hiệu chữ và màu sắc quy định chung. Việc này tương đối khó với những người không có chuyên môn.

Các kí hiệu thường gặp trên bản đồ quy hoạch như:

  • ODT: Đất ở tại đô thị
  • ONT: Đất ở tại nông thôn
  • LUN: Đất trồng lúa nương
  • LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
  • LUC: Đất chuyên trồng lúa nước
  • NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
  • BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác
  • LMU: Đất làm muối
  • NTS: Đất nuôi trồng thủy sản
  • NKH: Đất nông nghiệp khác
  • CLN: Đất trồng cây lâu năm
  • RDD: Đất rừng đặc dụng
  • RSX: Đất rừng sản xuất
  • RPH: Đất rừng phòng hộ
  • SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
  • SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
  • CQP: Đất quốc phòng
  • CAN: Đất an ninh
  • TMD: Đất thương mại, dịch vụ
  • SKN: Đất cụm công nghiệp
  • SKT: Đất khu chế xuất
  • SKK: Đất khu công nghiệp
  • MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng
  • PNK: Đất phi nông nghiệp khác
  • DGT: Đất giao thông
  • DTL: Đất thủy lợi
  • SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
  • TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan
  • DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
  • DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa
  • DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
  • DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế
  • DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
  • DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
  • DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
  • DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
  • DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
  • DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông
  • DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa
  • DDL: Đất có danh lam thắng cảnh
  • TON: Đất cơ sở tôn giáo
  • TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng
  • DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
  • DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng
  • DNL: Đất công trình năng lượng
  • DCH: Đất chợ
  • DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải
  • NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
  • DCK: Đất công trình công cộng khác
  • SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
  • NCS: Núi đá không có rừng cây
  • BCS: Đất bằng chưa sử dụng
  • DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng

Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong quá trình xem bản đồ quy hoạch có thể lên hệ tới Việt Thanh group để được hỗ trợ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Địa chính, địa hình, chúng tôi sẽ  tư vấn pháp lý và cung cấp các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ khách hàng.

bản đồ quy hoạch là gì
cách tra cứu bản đồ quy hoạch

Cách tra cứu bản đồ quy hoạch nhanh và chính xác nhất

Sau khi đã nắm được cách xem bản đồ quy hoạch, việc tiếp theo là tìm kiếm nguồn thông tin chính xác và nhanh chóng. 

Bạn có thể đến trụ sở làm việc của một trong các đơn vị sau:

  • Gặp trực tiếp cán bộ địa chính tại Ủy ban nhân dân  cấp xã hoặc phường
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc quận
  • Phòng Quản lý đô thị cấp tỉnh, thành phố, quận
  • Trung tâm Phát triển quỹ đất đô thị
  • Trung tâm Xây dựng công trình và đô thị TP

Tại đây, cán bộ sẽ hỗ trợ và cung cấp cho bạn các thông tin quy hoạch chính xác, rõ ràng. Đồng thời giải đáp thắc mắc có liên quan.

>> Xem thêm bản đồ số là gì? ứng dụng thực tiễn của bản đồ số

Bài viết trên đây của Việt Thanh Group đã tổng hợp những kiến thức về bản đồ quy hoạch là gì? Ý nghĩa của từng loại bản đồ quy hoạch? Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho các kỹ sư.

Việt Thanh Group cũng là đơn vị phân phối các thiết bị đo đạc chính hãng như: máy thuỷ bình, máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy GNSS RTK…hỗ trợ các kỹ sư trong việc khảo sát trắc địa, đo đạc địa chính để lập bản đồ quy hoạch hiệu quả. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Việt Thanh Group để được tư vấn và hỗ trợ.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.