Các hệ thống định vị vệ tinh thông dụng nhất hiện nay

24/11/2023
1362 lượt xem

Hiện nay, trên thế giới có 6 hệ thống định vị vệ tinh bao gồm: GPS (Global Positioning System) của Hoa Kỳ, GLONASS (Global Navigation Satellite System) của Nga, Galileo của Liên minh Châu Âu, BeiDou của Trung Quốc, QZSS (Quasi-Zenith Satellite System) của Nhật Bản, IRNSS (Indian Regional Navigation Satellite System) của Ấn Độ. Các hệ thống định vị vệ tinh này được các quốc gia phát triển nhằm mục đích cung cấp khả năng định vị chính xác cho khu vực hay trên toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ có ba hệ thống định vị vệ tinh hoạt động phổ biến, thông dụng nhất trên toàn cầu là GPS, Glonass và Galileo. Hãy cùng Việt Thanh Group đi tìm hiểu về các hệ thống vệ tinh thông dụng nói trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hệ thống định vị vệ tinh là gì? 

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu là tên gọi chung cho các hệ thống định vị trên thế giới; tên tiếng Anh của nó là Global Navigation Satellite System và được viết tắt là GNSS. GNSS sử dụng một hoặc nhiều vệ tinh để truyền tin cho các thiết bị định vị trên trái đất, cho phép chúng ta xác định vị trí chính xác của mình trên bản đồ. Hiện nay, trên thế giới có các hệ thống vệ tinh như: GPS của Mỹ, Galileo của châu Âu, Glonass của NGa, BeiDou của Trung Quốc, IRNSS của Ấn Độ, QZSS của Nhật Bản

Tuy nhiên chỉ có ba hệ thống định vị vệ tinh chính được sử dụng thông dụng nhất trên toàn cầu:

  • GPS của Hoa Kỳ
  • GLONASS của Nga
  • Galileo của Châu Âu 
Các hệ thống định vị vệ tinh thông dụng nhất hiện nay
Các hệ thống định vị vệ tinh thông dụng nhất hiện nay

Mục đích sử dụng của các hệ thống định vị vệ tinh

Các hệ thống vệ tinh này được ứng dụng trong nhiều lĩnh khác nhau, bao gồm:

+ Định vị, dẫn đường, và định giờ: Đây là chức năng chính của các hệ thống định vị vệ tinh. Người dùng có thể sử dụng các thiết bị GPS, GLONASS, Galileo, BeiDou, QZSS, hoặc IRNSS để xác định vị trí, hướng di chuyển của mình trên Trái Đất.

+ Truyền thông: Các vệ tinh thông tin có thể được sử dụng để truyền tải dữ liệu, thoại, và hình ảnh.

+ Quan sát Trái Đất: Các vệ tinh quan sát Trái Đất có thể được sử dụng để theo dõi thời tiết, môi trường và khí hậu.

+ Lĩnh vực quân sự: Các hệ thống định vị vệ tinh được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quân sự, bao gồm định vị, chỉ đường, và trinh sát.

+ Lĩnh vực trắc địa: Hệ thống định vị vệ tinh có thể được sử dụng để tạo ra bản đồ chính xác về vị trí của các đối tượng có trên mặt đất. Tham khảo thêm các sản phẩm ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh trong phép đo RTK: máy GNSS RTK Hi-Target V200, máy GPS 2 tần số RTK Hi-Target iRTK,….

+ v.v…

Đặc điểm nổi bật của các hệ thống định vị vệ tinh thông dụng nhất hiện nay 

Hệ thống vệ tinh GPS

GPS (viết tắt của cụm từ Global Positioning System” là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. GPS do Mỹ phát triển và vận hành. Hệ thống này bao gồm 24 vệ tinh bay trên quỹ đạo của Trái Đất. Sự ra đời của GPS nhằm phục vụ mục đích quân sự nhưng sau này nó được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau, bao gồm định vị, dẫn đường, định giờ. Ngày nay, bất kỳ một máy bay hay một con nào cũng lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh. Điều này khiến cho GPS ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Hệ thống định vị vệ tinh GPS có những đặc điểm nổi bật như:

+ Hệ thống GPS hiện có 31 vệ tinh đang hoạt động trên 77 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo.

+ Các vệ tinh trong hệ thống định vị GPS bay ở độ cao trung bình khoảng 20.200 km quanh Trái Đất.

+ Hệ thống GPS bao gồm 29 trạm điều khiển, phủ rộng trên khắp thế giới (1 trạm điều khiển chính, 1 trạm điều khiển chính thay thế, 11 ăng-ten chỉ huy, điều khiển và 16 vị trí giám sát).

+ Vệ tinh GPS hoạt động trên dải băng tần L1, L2 và L5, đảm bảo độ chính xác cao.

Hệ thống vệ tinh GLONASS

Hệ thống GLONASS
Hệ thống GLONASS

GLONASS viết tắt của cụm từ “Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema” là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu do Nga phát triển và vận hàng. Hệ thống này bao gồm 24 vệ tinh được đặt trên quỹ đạo Trái Đất. Ở một số khu vực GLONASS có độ chính xác cao hơn GPS.

Tương tự như hệ thống GPS, GLONASS sử dụng một mạng các vệ tinh để cung cấp tín hiệu cho các thiết bị thu tín hiệu để định vị trên đất. GLONASS giúp người dùng xác định chính xác vị trí của họ trên bản đồ và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác như định vị xe, tàu, quản lý tài nguyên tự nhiên và theo dõi tình hình môi trường.

Hệ thống định vị vệ tinh GLONASS có những đặc điểm nổi bật như:

+ GLONASS được phủ sóng trên khắp lãnh thổ nước Nga vào năm 2010 và đến cuối năm 2011, hệ thống này có độ phủ rộng trên toàn cầu.

+ Hệ thống định vị vệ tinh GLONASS có 24 vệ tinh, hoạt động trên 3 dải tần số G1 (1589.0625 MHz đến 1605.375 MHz), G3 (1242.9375 MHz đến 1248.625 MHz) và G3 (1201 MHz).

+ GLONASS mang lại độ chính xác cao với độ lệch tối đa khoảng10 mét và độ chính xác tối đa khoảng 2 mét.

->>> Bài viết liên quan: Hệ thống vệ tinh Glonass

Hệ thống vệ tinh Galileo

Hệ thống Galileo
Hệ thống Galileo

Galileo là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của Châu Âu, được đưa vào sử dụng năm 2019. Hệ thống này bao gồm 30 vệ tinh bay trên quỹ đạo Trái Đất. Galileo được thiết kế nhằm cung cấp độ chính xác cao và khả năng chống nhiễu tốt.

Tương tự như hệ thống GPS và GLONASS, GALILEO sử dụng một mạng các vệ tinh để cung cấp tín hiệu cho các thiết bị thu tín hiệu để định vị trên đất. GALILEO cung cấp tín hiệu với độ chính xác cao và độ bảo mật cao. Galileo cũng được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, như định vị xe, định vị tàu, theo dõi vệ tinh, quản lý tài nguyên tự nhiên.

Hệ thống định vị vệ tinh Galileo có những đặc điểm nổi bật như:

+ Galileo bao gồm 30 vệ tinh đang hoạt động  và bay ở độ cao 23,222 kilomet

+ Hệ thống định vị vệ tinh Galileo phủ rộng trên khắp trên toàn cầu.

+ Cung cấp vị trí chính xác cao, độ lệch tối đa khoảng 4 mét và độ chính xác tối đa khoảng 1 mét.

+ Khả năng tương thích với các hệ thống định vị GNSS khác.

+ Ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực.

+ Bảo mật cao, đảm bảo an ninh và ngăn chặn sự tấn công, cũng như sử dụng sai mục đích.

->>> Bài viết liên quan: Hệ thống vệ tinh Galileo

Việc sử dụng nhiều hệ thống định vị vệ tinh cùng lúc sẽ giúp gia tăng độ chính xác và độ tin cậy của định vị. Hiện nay, nhiều thiết bị  có thể sử dụng đồng thời các hệ thống vệ tinh GPS, GLONASS, Galileo, BeiDou, QZSS, và IRNSS để cung cấp dịch vụ định vị chính xác hơn.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về các hệ thống đinh vị vệ tinh thông dụng nhất hiện nay. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Cùng đón chờ những tin tức tiếp theo của Việt Thanh Group nhé. Nếu có thắc mắc, ban vui lòng liên hệ hotline để được giải đáp cụ thể, chi tiết nhất. 

Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề:

Tần số vệ tinh GNSS

Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.