Máy toàn đạc là thiết bị được thường xuyên sử dụng trong công tác khảo sát địa hình, đo đạc địa chính. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng để tăng thời gian và độ bền của thiết bị không phải ai cũng biết cách bảo dưỡng máy toàn đạc. Bài viết dưới đây, Việt Thanh Group sẽ hướng dẫn chi tiết cách bảo dưỡng máy toàn đạc giúp tăng tuổi thọ của thiết bị.
Máy toàn đạc và ứng dụng trong ngành trắc địa, cầu đường
Máy toàn đạc là thiết bị đo góc, đo chênh cao và khoảng cách các điểm… cho kết quả chính xác. Máy toàn đạc được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau. Phổ biến là thiết kế cầu đường, cao tốc, đường sắt… hoặc thăm dò địa hình. Máy toàn đạc cũng là cánh tay đắc lực hỗ trợ các ngành quy mô lớn như xây dựng hay đo đạc trắc địa.
Đặc biệt là ngành trắc địa, luôn đòi hỏi cao về khả năng chống chịu của máy. Các thông số đo đạc đều yêu cầu cao đến tính chính xác. Vì vậy thiết bị cần được bảo quản đúng cách để hoạt động lâu dài, đảm bảo khả năng xử lý dữ liệu của máy.
>> Xem thêm cấu tạo của máy toàn đạc điện tử và ứng dụng chi tiết
Cách bảo dưỡng máy toàn đạc sau khi sử dụng
Người sử dụng máy cần nhớ các cách bảo quản máy, thời hạn bảo dưỡng định kỳ.
Vệ sinh thiết bị sau sử dụng
Phần ống kính và gương máy là bộ phận cần được phủi bụi thường xuyên. Bạn nên dùng khăn sạch mềm để vệ sinh. Để máy ở nơi khô thoáng, sạch sẽ. Thiết bị toàn đạc điện tử không nên để ở nơi ẩm ướt, nhiều bụi bẩn, điều này có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của máy. Trước khi mang máy và chân máy di chuyển, bạn nên kiểm tra quai đeo và khóa.
Bên cạnh phần cứng, bạn cũng nên quan tâm tới phần mềm và bộ nhớ. Tránh cho dữ liệu bị phân mảnh, bạn nên xóa bộ nhớ định kỳ. Bộ nhớ được dọn định kỳ cũng tăng hiệu quả hoạt động của máy toàn đạc điện tử.
Bảo quản pin và ắc quy
Trong trường hợp máy gặp nước, bạn nên tháo pin ra trước. Sau đó lau khô máy bằng vải mềm, chỉ lắp lại pin khi máy đã khô hoàn toàn. Trên thị trường có nhiều loại pin làm nhái chính hãng dễ bị chai và có hiệu quả làm việc không tốt. Vì vậy hãy tìm mua pin chính hãng tại các nhà phân phối uy tín. Sử dụng pin chất lượng cũng là một cách để kéo dài thời hạn sử dụng máy toàn đạc điện tử của bạn.
Ngoài ra, ắc quy máy cũng nên bảo quản tại các vị trí thoáng mát. Khi trời nồm nồm hoặc ắc quy dính nước, không nên nạp điện. Điều kiện ẩm ướt dễ làm hỏng các linh kiện điện tử. Hãy tắt nguồn khi tháo ắc quy ra để nạp điện. Mỗi dòng máy sẽ có ắc quy chuyên dụng riêng. Người sử dụng nên nạp đúng bộ nạp chuyên dùng cho mỗi dòng máy toàn đạc điện tử riêng.
Kỳ hạn kiểm tra máy toàn đạc điện tử
Để đảm bảo hiệu năng làm việc của thiết bị, người dùng nên bảo dưỡng chúng đúng kỳ hạn. Theo các chuyên gia thì thời gian bảo dưỡng định kỳ là 1 năm 1 lần. Các gioăng làm kín thì cần thay sửa sau mỗi 3 – 6 năm. KHi bảo dưỡng máy, ngươi ta sẽ hiệu chỉnh sai số theo kỳ hạn. Đây là cách để kéo dài tuổi thọ của máy và đảm bảo độ chính xác cho thiết bị.
Các linh kiện đi kèm của máy cũng nên được kiểm tra thường xuyên. Các dây cáp hay linh kiện khi có dấu hiệu hư hỏng nên được thay thế hoặc sửa chữa kịp thời. Việc này vừa giúp cho gián đoạn công việc, vừa tăng trải nghiệm sử dụng.
Ngoài các lưu ý về bảo quản và sử dụng ở trên, bạn cũng nên tắt nguồn điện khi sử dụng xong. Các phần mềm nên được nâng cấp để phù hợp với công tác trắc địa.
Lưu ý khi sử dụng máy toàn đạc để bảo toàn được tuổi thọ của thiết bị
Máy toàn đạc thường được sử dụng khảo sát ngoài thực địa với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Do đó, để máy toàn đạc được bền bỉ và tăng tuổi thọ các kỹ sư nên lưu ý khi sử dụng.
Lưu ý khi bảo quản và vận chuyển máy toàn đạc
- Để máy ở nơi khô ráo, thoáng khí, nhiệt độ ổn định, trong hòm máy phải có gói hút ẩm. Nên phủ một lớp dầu mỏng lên các đai và các bộ phận kim loại để tránh rỉ sét. Lượng dầu dư thừa nên được lau sạch. Che phủ cho thiết bị bất cứ khi nào bỏ ra khỏi hòm và không sử dụng trong khoảng thời gian dài.
- Kiểm tra quai đeo và các khoá trước khi mang máy, chân máy toàn đạc. Khi di chuyển xa, phải để máy trong hòm. Vận chuyển bằng ô tô phải có vật đệm. Vận chuyển gần có thể mang trên lưng nhưng phải có dây đeo.
- Thường xuyên thổi bụi ống kính và gương. Dùng khăn sạch mềm để vệ sinh máy sau khi sử dụng. Đặc biệt với môi trường có bụi và khí ẩm. Sau khi thiết bị được sử dụng trong điều kiện ẩm ướt hoặc thời tiết lạnh, phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để tránh nước ngưng tụ hơi ẩm phía bên trong thiết bị.
Lưu ý khi thiết lập trạm máy
Luôn luôn để chân máy vững chắc trên điểm đặt máy trước khi nhấc thiết bị ra khỏi hòm máy. Và ngay lập tức cố định thiết bị với chân máy bằng ốc hãm. Không bao giờ được rời thiết bị hoặc đế máy đang được đặt trên chân máy mà không có biện pháp bảo vệ. Lực vặn ốc hãm vừa đủ. Siết quá chặt gây áp lực quá mức lên các ốc hãm và trên tấm đệm lò xo. Hãy chắc chắn rằng hãm đế máy ở vị trí khóa. Khi đo phải đảm bảo máy không bị ướt, nếu máy bị ẩm ướt tiến hành tháo pin, lau khô máy bằng vải mềm và lắp pin sau khi máy đã được làm khô.
Lưu ý khi sử dụng máy toàn đạc điện tử
- Người dùng nên hạn chế đặt thẳng thiết bị xuống đất. Thiết bị toàn đạc điện tử chỉ nên được đặt lên chân máy. Chân máy cũng phải chắc chắn đã vặn hít đầy đủ, tránh máy bị rơi khi đang hoạt động.
- Nên tránh dùng máy ở môi trường nhiệt độ quá khắc nghiệt hoặc dễ cháy nổ. Các địa hình như mỏ than hay gần chất dễ cháy là không nên.
- Không sử dụng sào gương và đoạn nối dài ở gần khu vực các trạm điện. Những khu vực như dây điện cao thế hoặc trạm điện có thể gây nguy hiểm cho cả người dùng. Điện áp cũng có thể làm ảnh hưởng tới bộ xử lý của máy toàn đạc điện tử.
- Bộ phận quang học và mắt mất dễ bị hỏng, chúng nên được đặt tại nơi râm mát. Nếu đặt máy dưới ánh nắng cũng không nên để quá lâu. Ống kính ngắm dễ hỏng nếu ngắm khoảng cách đối diện mặt trời.
>> Xem thêm nguyên lý hoạt động của máy toàn đạc đo xa không gương
Lưu ý khi cất máy và phụ kiện
- Máy vừa hoạt động dưới trời nắng gắt không nên để ngay vào thùng ngay. Bạn phải để máy ở nơi râm mát khoảng 15 phút. Làm như vậy để nhiệt độ máy giảm, sau đó có thể cất lại vào thùng máy.
- Xếp phụ kiện và máy toàn đạc vào thùng đựng cẩn thận, hợp lý. Tránh để các phụ kiện và máy chồng chéo, các phụ kiện hoặc kinh có thể bị xước. Hoặc khi vận chuyển dễ làm hỏng các bộ phận máy toàn đạc.
- Sau khi thiết bị hoạt động ở môi trường bụi bẩn hoặc dính bẩn, cần vệ sinh kỹ máy. Các chất tẩy rửa độc hại không được dùng để vệ sinh máy. Những chất này có thể làm mờ các ký tự trên máy, ảnh hưởng tới lần sử dụng tiếp theo.
Cách bảo dưỡng máy toàn đạc định kỳ cũng giúp các kỹ sư chủ động hơn trong công việc. Những vấn đề phát sinh như hư hỏng thiết bị, hỏng pin… cũng được xử lý sớm sẽ khắc phục được chi phí sửa chữa, bảo hành từ đó cũng tăng được độ bền và hạn chế độ hao mòn của thiết bị. Mong rằng những chia sẻ bên trên của Việt Thanh Group sẽ cung cấp cho các kỹ sư những kiến thức hữu ích nhất.
Việt Thanh Group là đơn vị nhập khẩu và phân phối các dòng máy toàn đạc chính hãng đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên Thế giới như: Hi-Target (Trung Quốc), Satlab (Thuỵ Điển)…với chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý và cho kết quả đo chính xác.
Quý khách hàng có nhu cầu về các sản phẩm máy toàn đạc hãy liên hệ ngay đến hotline 0972. 819.598 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Be the first to review “Cách bảo dưỡng máy toàn đạc giúp tăng tuổi thọ thiết bị”