Cách đọc bình đồ: Lợi ích và Hướng dẫn cơ bản cách đọc hiểu bình đồ

06/08/2024
208 lượt xem

Bình độ là công cụ phục vụ trong nhiều lĩnh vực quan trọng như xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị,…Tuy nhiên không phải ai cũng đọc hiểu bình đồ. Nếu bạn chưa biết đến cách đọc bình độ và những lợi ích của kỹ năng này, hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Máy thủy bình ứng dụng quan trọng như nào?

Vì sao cần hiểu cách đọc bình đồ? Lợi ích cụ thể của kỹ năng đọc hiểu bình đồ

Cach-doc-binh-do-1
Bình đồ và lợi ích của việc đọc hiểu bình đồ trong trắc địa

Bình đồ là bản vẽ kỹ thuật được thể hiện trên mặt phẳng, đã loại bỏ sự ảnh hưởng từ độ cong Trái đất, nhằm mô tả hình dạng, kích thước và vị trí tương đối của các đối tượng. Thông thường, các kỹ sư sẽ sử dụng các phần mềm và máy GPS RTK hoặc máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ,…-  là các thiết bị đo đạc hiện đại, chuyên dụng để đo các điểm trên bình đồ và thể hiện lên bản vẽ.

Việc đọc hiểu bình đồ không chỉ là một kỹ năng chuyên ngành cần có của các kỹ sư, chuyên gia mà còn là công cụ rất hữu ích trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Dưới đây là một số lợi ích khi bạn nắm vững cách đọc bình đồ:

Lợi ích của cách đọc bình đồ trong xây dựng và kiến trúc

  • Nắm được thông tin và hiểu rõ bản vẽ thiết kế: Việc đọc hiểu bản vẽ thiết kế công trình là điều rất cơ bản và cần thiết đối với các chuyên gia chuyên ngành hay kỹ sư, kiến trúc sư, thậm chí là thợ xây. Từ việc nắm bắt các thông tin và hiểu rõ bản vẽ sẽ giúp chúng ta thực hiện công việc của mình một cách chính xác và hiệu quả.
  • Tìm kiếm và phát hiện sai sót: Nếu bạn hiểu cách đọc bình đồ thì điều này sẽ giúp ích rất lớn trong việc sớm phát hiện những sai sót, thiếu sót trong bản vẽ thiết kế so với thực tế, từ đó tránh được những tổn thất hoặc sai sót đáng tiếc trong quá trình thực hiện thi công công trình.
  • Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí: Bởi khi hiểu rõ bản vẽ, sẽ giúp giảm thiểu việc tìm hiểu, hỏi lại, sửa chữa hay điều chỉnh trong quá trình thi công công trình.

Lợi ích của cách đọc bình đồ trong quy hoạch, quản lý đô thị

  • Cơ sở đánh giá quy hoạch: Đối với nhà quản lý, nhà đầu tư và người dân thì việc đọc hiểu bản đồ quy hoạch quan trọng trong việc đánh giá quy hoạch của một khu vực hoặc một dự án.
  • Góp phần tham gia đóng góp ý kiến: Khi hiểu rõ hơn về quy hoạch, người dân có vai trò đóng góp ý kiến, giúp bộ máy quản lý quy hoạch hiệu quả, hợp lòng dân.

Lợi ích của cách đọc bình đồ trong lĩnh vực nghiên cứu địa lý và môi trường

  • Nghiên cứu địa hình: bản vẽ bình đồ giúp các nhà nghiên cứu, khoa học tìm hiểu và hiểu rõ địa hình, địa chất của một khu vực.
  • Đánh giá tác động môi trường: Các dự án công trình xây dựng như giao thông, thủy lợi,… sẽ có tác động đến hệ sinh thái môi trường xung quanh như thế nào, thông qua đọc hiểu bình đồ, chúng ta sẽ hiểu và đánh giá được một phần của những tác động đó.

Ngoài ra, khi bạn nắm vững cách đọc bình đồ còn giúp bạn định hướng, tìm kiếm đường đi hoặc thông tin về một địa điểm, công trình nào đó trên bản đồ dễ dàng hơn. Đồng thời, đọc hiểu bản đồ địa hình giúp chúng ta tăng khả năng hình dung không gian đa chiều tốt hơn.

>>> Xem thêm: Bình đồ và mặt cắt địa hình trong ngành trắc địa

Các yếu tố cơ bản trong cách đọc bình đồ

Để hiểu rõ cách đọc bình đồ, yêu cầu các thông tin, yếu tố liên quan đến bản vẽ bình đồ bạn cần nắm chắc. Sau đây là một số thông tin liên quan đến bình đồ mà bạn cần nắm được trước khi đọc bình đồ:

  • Tỷ lệ: Thể hiện mối quan hệ giữa kích thước trên bản vẽ và thực tế. Tỷ lệ bản đồ càng nhỏ thì độ chi tiết của bản đồ càng cao. Tỷ lệ phổ biến nhất là 1:1000, 1:5000, 1:10000.
  • Ký hiệu: được coi là ngôn ngữ của bản đồ, là những hình vẽ đơn giản, dùng để tượng trưng cho các đối tượng thực tế trên bản đồ. Kí hiệu giúp chúng ta nhận biết các đối tượng nhanh chóng trên bản đồ và được thể hiện chi tiết trong bảng chú giải.
  • Đường đồng mức: Hay là đường bình độ, là những đường cong khép kín nối các điểm có cùng độ cao so với mặt phẳng chuẩn, có ý nghĩa trong việc thể hiện hình dạng địa hình, độ dốc thoải, vị trí các đỉnh đồi, núi,… Đường đồng mức càng dày thì địa hình càng dốc và ngược lại, đường đồng mức càng thưa thì càng thoải.
  • Bắc từ: Là mũi tên chỉ hướng Bắc, là kim chỉ nam và làm điểm xuất phát giúp định hướng và xác định các hướng còn lại: Nam, Đông, Tây.
  • Hệ tọa độ: Dùng để xác định vị trí của điểm nào bất kỳ trên bản đồ thông qua hệ thống các điểm giao nhau của các đường thẳng hoặc đường cong.

Hệ tọa độ gồm có hệ tọa độ descartes (sử dụng trục tung, trục hoành) và hệ tọa độ địa lý (sử dụng kinh độ, vĩ độ) để xác định vị trí một điểm.

  • Cốt là các con số thể hiện độ cao tuyệt đối của các điểm trên bản đồ so với mực nước biển. Từ trên bản đồ, giúp chúng ta hiểu rõ về địa hình và xác định độ cao tương đối giữa các điểm.
Cách đọc bình đồ
Cách đọc bình đồ
  • Hoa văn và màu sắc: giúp chúng ta phân biệt các loại địa hình, các loại đối tượng được thể hiện trên bản vẽ bình đồ.

Chẳng hạn, gạch chéo biểu thị khu đô thị hoặc màu xanh nước biển biểu thị nước hoặc khu vực sông hồ; màu nâu là biểu thị đất.

Ngoài các yếu tố chính kể trên, còn có một số yếu tố khác như đường kẻ ranh giới, mực nước biển, tên các địa danh như thành phố, sống núi,…

Việc hiểu rõ các yếu tố trên sẽ là nền tảng giúp bạn nắm vững cách đọc bình đồ một cách chính xác và dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: [Giải đáp]: Bản vẽ bình đồ là gì? Tìm hiểu chi tiết và quy trình lập bản vẽ bình đồ

Hướng dẫn cơ bản các bước trong cách đọc bình đồ

Cach-doc-binh-do-3
Cách đọc hiểu bình đồ địa hình

Bước 1: Quan sát tổng thể bản vẽ bình đồ

  • Cần xác định đây là loại bình độ nào, vì mỗi loại sẽ có cách đọc bình đồ và đặc trưng riêng, bao gồm:

+ Bình độ địa hình: dùng mô tả các đặc điểm địa hình chi tiết của khu vực, độ cao được thể hiện qua các đường đồng mức.

+ Bình độ kiến trúc: dùng để mô tả mặt cắt, mặt bằng hoặc phối cảnh của công trình xây dựng.

+ Bình đồ quy hoạch: dùng thể hiện bố cục của một đô thị, một khu vực.

+ Bình đồ chuyên ngành như bình đồ thủy văn, bình đồ địa chất, bình đồ giao thông,…

  • Xem tỷ lệ
  • Xác định bắc từ, giúp định hướng các đối tượng trên bình đồ.

Bước 2: Tìm đọc và hiểu bảng chú giải

  • Mỗi ký hiệu đại diện cho một đối tượng, đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa cụ thể của từng ký hiệu.
  • Phân loại các ký hiệu theo chủ đề như địa hình, thực vật, công trình, giao thông,…

Bước 3: Phân tích các yếu tố có trong bình đồ

  • Đọc hiểu đường đồng mức: Quan sát kỹ càng các đường đồng mức được biểu thị, hình dung hình dạng, độ dốc thoải của địa hình.
  • Đọc hiểu cốt: Nắm được độ cao của các điểm.
  • Phân tích các đối tượng khác được thể hiện trên bản đồ như xác định vị trí, đặc điểm, kích thước của nhà cửa, đồi núi, sông ngòi, đường giao thông,…

Bước 4: Kết hợp các thông tin trên bình đồ

Kết quả quan trọng của cách đọc bình đồ là bạn phải tìm được mối liên hệ giữa các yếu tố để hiểu rõ hơn về toàn bộ khu vực, cố gắng hình dung ra không gian 3 chiều và hình dạng thực tế của khu vực đó.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết: Cách vẽ đường đồng mức trong trắc địa

Như vậy, nếu nắm rõ cách đọc bình đồ, không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bản vẽ mà còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Thông qua bài viết trên, Việt Thanh Group hy vọng các bạn có thêm những thông tin hữu ích về bình đồ và nhớ tham khảo thêm các bài viết từ chúng tôi nhé!

>>> Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ uy tín, chất lượng tại Thanh Hóa

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.