Những cách khắc phục sai số trong đo đạc chuẩn nhất

01/08/2024
194 lượt xem

Độ chính xác trong các kết quả đo đạc là điều vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, sai số trong quá trình đo đạc là điều không thể tránh khỏi, và nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của dữ liệu thu được. Cùng tìm hiểu các cách khắc phục sai số trong bài viết dưới đây của Việt Thanh Group để giảm những sai sót không mong muốn trong công tác đo đạc của mình. 

>>>Xem thêm: Một vài thiết bị hỗ trợ công tác đo đạc như máy thủy bình, máy toàn đạc, máy kinh vĩ,.. cho ra kết quả chính xác và nhanh chóng. 

Những sai số trong đo đạc là gì? 

Trong quá trình đo đạc, những khoảng giá trị chênh lệch giữa những lần đo khác nhau hoặc là những giá trị tính toán được so với giá trị thực tế được gọi là sai số trong đo đạc. Còn có thể hiểu một cách đơn giản khác đó là những giá trị chênh lệch giữa giá trị đo với giá trị thực tế trong một xác suất cho phép. 

Việc thực hiện các công tác đo đạc nhiều lần trong quá trình đo và kết quả nhận được đều khác nhau. Điều này cho thấy các lần đo đó luôn có những sai số nhất định đồng thời các kết quả đo được chỉ mang tính chất tương đối, gần đúng. 

Ký hiệu của các sai số thực là ∆i, sai số gần đúng được ký hiệu là Vi. Các sai số sẽ được tính theo công thức như sau: 

∆i = X – Li
Vi = x – Li

Với:

  • X là giá trị thực
  • x là giá trị gần đúng nhất (trị xác suất)
  • Li là giá trị đo lần thứ i.

Vì lý do các điều kiện đo các lần khác nhau nên giá trị ∆i và Vi thu được cũng khác nhau giữa các lần đo.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về cách tính sai số trung phương trong trắc địa

Cách khắc phục sai số
Cách khắc phục sai số trong đo đạc

Có những sai số nào trong đo đạc

Dựa vào những yếu tố và nguyên dẫn dẫn đến sai số mà hiện nay chia ra 3 loại sai số chính: 

Sai số thô 

Đây là sai số xảy ra trong quá trình người đo đạc thiếu tính cẩn thận. Ví dụ như những thao tác thực hiện đo sai, tính toán sai hoặc có thể là ghi chép sai kết quả. Khi đó quá trình đo lặp lại ít nhất 1 lần thì người đo có thể nhận ra được sai số này. 

Ví dụ: Khi đo chiều dài một ngôi nhà có chiều dài thực là 55m, nhưng sau khi đo đạc lại cho ra kết quả là 57m. Vậy thì 2m chính là giá trị sai số thô. 

Sai số hệ thống 

Sai số hệ thống là loại sai số gặp phải khi dụng cụ đo chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng và hoàn chỉnh. Sai số gặp phải có thể do người đo hoặc do những điều kiện tự nhiên môi trường tác động. Sai số hệ thống thường có giá trị và dấu không thay đổi, xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần giữa các lần đo. 

Ví dụ: Khi sử dụng một thước đo đo chiều dài đoạn thẳng được 25m, nhưng thực tế chiều dài lúc đó của thước lại là 25.0001m. Vậy thì mỗi lần đo, kết quả sẽ thu được là sai số 1mm, sai số này được gọi là sai số hệ thống. 

Trong quá trình đo đạc cần lựa chọn những dụng cụ, thiết bị chuyên dụng để đo đạc như máy GNSS RTK (dòng GNSS RTK Hi-Target V500, GNSS RTK Satlab Eyr,..) máy thủy bình (dòng Sokkia SDL30, Nikon AC-2S,..), máy toàn đạc, máy kinh vĩ.. để đo đạc một cách chính xác và lựa chọn địa chỉ bán hàng uy tín tránh những sai sót không đáng có trong quá trình đo đạc. Trên thị trường hiện nay, Việt Thanh Group là đơn vị phân phối độc quyền các dòng máy trên, cam kết hàng chuẩn chất lượng với các chính sách dịch vụ cực tốt cho khách hàng. 

>> Xem thêm dịch vụ đo đạc công trình 

Sai số ngẫu nhiên 

Sai số ngẫu nhiên xuất hiện khi kết quả nhận về chịu sự tác động qua lại giữa nhiều nguồn sai số khác nhau. Sai số này cũng có thể xuất hiện khi có những biến đổi liên tục trong điều kiện đo đạc. Sai số ngẫu nhiên không thể xác định được giá trị cụ thể trước, có thể lớn bé, âm dương ngẫu nhiên,.. và chúng có dấu. 

Một số tính chất của sai số ngẫu nhiên như: 

  • Có tính giới hạn. 
  • Có tính tập trung. 
  • Có tính đối xứng nhau. 
  • Có tình bù trừ cho nhau.
Cách khắc phục sai số
Máy toàn đạc hỗ trợ công tác đo đạc kết quả chính xác

Các cách khắc phục sai số trong đo đạc

Đối với từng loại sai số sẽ có những phương pháp để khắc phục và hạn chế một cách phù hợp. Cụ thể như sau: 

Cách khắc phục sai số thô 

Đây là loại sai số phát sinh do các yếu tố chủ quan, vì vậy mà đối với loại sai số này cần khắc phục bằng cách: 

  • Quá trình đo đạc phải được diễn ra chuẩn chỉ, cẩn thận, phải tiến hàng một cách kỹ lưỡng để không xảy ra bất kỳ một phát sinh sai sót nào. 
  • Cần phải phát hiện được những sai lầm một cách cụ thể để có thể loại bỏ kết quả đo thông qua thao tác kiểm tra lặp lại kết quả một cách liên tục.

Cách khắc phục sai số hệ thống 

Đối với loại sai số hệ thống có thể sử dụng cách sau để khắc phục: 

  • Thường xuyên kiểm tra và hiệu chỉnh lại các thiết bị, dụng cụ đo đạc.
  • Lựa chọn các phương pháp đo phù hợp với từng điều kiện ngoại cảnh.
  • Tính toán cả những số hiệu chỉnh vào trong kết quả đo đạc.

Cách khắc phục sai số ngẫu nhiên 

Đối với loại sai số ngẫu nhiên, rất khó để có thể loại bỏ. Vì vậy người đo đạc chỉ có thể hạn chế bằng các phương pháp như sau: 

  • Sử dụng các thiết bị đo đạc chất lượng và mua tại các cơ sở uy tín.
  • Lựa chọn các phương pháp đo phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể. 
  • Chọn thời điểm để thực hiện đo đạc và số lần đo đạc. 
  • Tính toán kết quả trung bình của những sai số ngẫu nhiên sau nhiều lần thực hiện đo đạc. 

Trong quá trình đo đạc, sai số là một yếu tố không thể tránh khỏi, việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp có thể giảm thiểu tác động của nó và cải thiện độ chính xác của kết quả đo. Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đọc đã có thể nắm rõ cách khắc phục sai số để áp dụng trong quá trình đo đạc của mình. Tham khảo thêm dịch vụ đo đạc bản đồ và mua sắm các thiết bị đo đạc chính hàng tại Việt Thanh Group. 

>>>Xem thêm: Công thức tính sai số khép độ cao trong Trắc địa

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.