Làm sao để có thể viết mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình đạt điểm cao? Cách viết mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình chuẩn nhất là gì? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cấu trúc của đầy đủ của mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình
Khi viết mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình, việc nắm rõ cấu trúc bài báo cáo là quan trọng. Nó sẽ giúp bạn hoàn thành báo cáo nhanh hơn, không bị bỏ sót bất kỳ phần nào. Ngoài ra, việc trình bày cũng không thể qua loa được.
Một mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình đúng chuẩn về hình thức sẽ cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:
- Viết trên khổ giấy A4.
- Được in trên một mặt.
- Bìa phải là loại giấy cứng màu xanh khổ A4 và không sử dụng bìa thơm.
- Nội dung được trình bày tối thiểu là 20 trang và đối đa là 70 trang không tính trang phụ lục.
- Kiểu chữ được trình bày trong phần nội dung phải đặt font chữ là Time New Roman và có font size là 13. Không sử dụng các kiểu chữ font chữ khác.
- Phải dãn cách dòng 1.5.
- Phải canh lề: trái: 3.5 cm; phải: 2.00 cm; trên: 2.00 cm; và dưới: 2.00cm.
- Tuyệt đối không sử dụng thanh tiêu đề (Header and footer) khi soạn thảo báo cáo thực tập.
- Sau trang Mục lục sẽ là trang số 1 của phần nội dung.
- Nội dung phải viết theo các chương, mục và tiểu mục.
- Các bảng, bản đồ, sơ đồ, hình ảnh phải được đánh số thứ tự và tên bảng phải được ghi ở đầu của mỗi bảng.
- Viết tắt cần được hạn chế. Nếu có chữ viết tắt thì phải dùng ngoặc (…) giúp giải nghĩa của các từ được viết tắt trong lần đầu tiên.
- Ở đầu mỗi trang, chương hay mục thì không dùng thành ngữ, tục ngữ, câu trích dẫn hay hình vẽ để trang trí hoặc đề dẫn vào nội dung.
>> Xem thêm Top 4 trường đại học đào tạo ngành Trắc địa – Bản đồ tại Tp Hồ Chí Minh
Cách viết mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình chi tiết
Bước 1: Chọn đề tài, viết đề tài, tiêu đề
Chọn đề tài là bước quan trọng trong việc quyết định điểm số của bài báo cáo. Vì vậy đề tài bạn chọn phải đáp ứng được các tiêu chí như: Phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị thực tập vừa sức với năng lực, kinh nghiệm cùng kiến thức chuyên môn của bản thân. Ví dụ các nghiên cứu về ứng dụng máy GPS RTK trong công tác trắc địa.
Bước 2: Cách viết đề cương báo cáo thực tập
Đề cương được ví như khung xương của bài báo cáo thực tập. Để biết cách viết báo cáo thực tập mạch lạc và logic nhất bạn cần biết cách lên mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình đúng chuẩn.
Đây là bước đầu tiên bạn cần làm sau khi đã chọn được đề tài và cũng là bước tốn kha khá thời gian khi viết bài báo cáo thực tập. Thông thường, để một mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình thu hút bạn cần xây dựng khu đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết đầy đủ để giáo viên chấm bài sẽ xem kỹ nhất để nắm được nội dung toàn bài và hiểu được phần nào lượng kiến thức bạn bỏ ra trong bài báo cáo.
Bước 3: Tiến hành viết bài báo cáo
- Tùy theo yêu cầu của nhà trường và giáo viên bộ môn mà cách viết bài báo cáo thực tập sẽ khác nhau.
- Đa số các trường thường yêu cầu sinh viên viết bản thảo báo cáo thực tập trước và gửi cho giáo viên hướng dẫn để nhận xét và sửa lại sao cho hợp lý trước khi tiến hành viết.
1. Cách viết lời mở đầu báo cáo thực tập
- Lời mở đầu có thể nói là phần gây ấn tượng trực tiếp với người đọc, là phần đầu tiên, lời chào bắt đầu của toàn bộ báo cáo.
- Trong phần nội dung này, người viết cần thể hiện được các nội dung bao quát về toàn bộ đề tài nghiên cứu, các lập luận được thể hiện trong báo cáo. Đồng thời, người viết cũng cần dẫn dắt vào nội dung chính của toàn báo cáo.
2. Cách viết tóm tắt chương báo cáo thực tập
- Khi viết tóm tắt chương báo cáo thực tập, người viết cần cô đọng được các nội dung chính trong toàn bài, thể hiện bằng ngôn từ ngắn gọn, rõ ràng để người đọc có thể hiểu và nắm bắt tổng quan nghiên cứu.
- Tác giả nên phân cấp các dữ liệu được thể hiện trong bài viết. Căn cứ vào độ chi tiết của tóm tắt có thể thể hiện sao cho phù hợp với yêu cầu chung.
3. Cách viết phần mô tả về công ty/ đơn vị/ ban quản lý dự án thực tập trắc địa công trình
Tại phần nêu tổng quan về công ty thực tập, bạn cần cung cấp những thông tin đầy đủ về công ty như:
- Tên và địa chỉ của công ty thực tập
- Nói sơ qua về lịch sự phát triển của nơi thực tập
- Cơ cấu tổ chức của công ty thực tập
- Chức năng, nhiệm vụ và các ngành nghề hiện có hoạt động của công ty thực tập
- Quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của công ty thực tập
Ngoài ra, bạn cần trình bày về công việc cụ thể mà bạn được làm ở nơi thực tập để giáo viên nắm rõ về hoàn cảnh, quá trình thực tập của sinh viên.
4. Cách viết phần cơ sở lý thuyết
- Phần này bạn trình bày ngắn gọn các vấn đề về lý thuyết liên quan đến đề tài thực tập.
- Bạn có thể tham khảo trên mạng hoặc trong các giáo trình, tài liệu và nêu ngắn gọn không nên thể hiện quá dài dòng.
5. Cách viết phần nội dung
- Phần nội dung nghiên cứu của đề tài là phần quan trọng nhất cần viết chỉn chu, đào sâu vấn đề. Nhìn chung, những điều bạn cần trình bày cụ thể trong phần này như sau:
- Thực trạng vấn đề đang nghiên cứu: Trong quá trình thực tập bạn có những tài liệu nào liên quan đến đề tài thực tập hãy nêu đầy đủ và có bước đánh giá, nhận xét những điểm mạnh và hạn chế của đơn vị thực tập.
- Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế: Thông qua số liệu đã nêu cùng quá trình tham gia thực tập, bạn cần rút ra nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong vấn đề đang nghiên cứu. Chú ý liệt kê đầy đủ những yếu tố khách quan và chủ quan.
- Đề xuất giải pháp khắc phục: Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân bạn cần đề ra một số giải pháp để giúp đơn vị thực tập khắc phục vấn đề. Chú ý đề ra những giải pháp có tính khả thi, tránh sáo rỗng khó thực hiện.
6. Cách viết phần kết quả
Phần kết quả thường triển khai theo dạng chỉ ra những ưu nhược điểm của đơn vị thực tập và những kiến thức thực tế mà bạn đạt được trong quá trình thực tập.
7. Cách viết phần kết luận, đánh giá, kiến nghị
- Đây là phần nội dung cuối cùng của bài viết mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình
- Trong phần này, bạn cần đánh giá tổng quát lại những điểm tốt và chưa tốt của cơ sở thực tập. Ngoài ra, nêu ngắn gọn những điều bạn đã học hỏi được trong quá trình thực tập của mình.
- Đừng quên gửi lời cảm ơn thể hiện sự tôn trọng và biết ơn những người đã giúp đỡ mình hoàn thành bài thực tập này bạn nhé!
- Đặc biệt, trong phần này, bạn cùng cần đưa ra những bài học kinh nghiệm rút ra khi thực tập địa chất công trình, từ đó xây dựng những đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động đó tại cơ quan.
8. Cách viết phần tài liệu tham khảo
Nêu rõ những tài liệu bạn đã tham khảo để hoàn thành bài báo cáo thực tập là phần không thể thiếu trong bài báo cáo. Phần nội dung này thường được trình bày gồm những nội dung sau:
- Số thứ tự của tài liệu đặt trong dấu ngoặc vuông
- In đậm tên tác giả và tác phẩm
- Có tên của nhà xuất bản, năm xuất bản
- Địa chỉ trang web (nếu có)
9. Cách viết phần phụ lục
Phần phụ lục là phần nằm ở cuối bài luận nhằm giải thích về các thuật ngữ hay vấn đề trong toàn bài báo cáo. Phần này có thể bao gồm phiếu câu hỏi khảo sát, bảng dữ liệu thô, ghi chú, hình ảnh, biểu đồ… tùy theo từng đề tài nghiên cứu.
Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình
Sau khi nhận được những nhận xét quý báu từ giáo viên, bạn cần tiến hành sửa lại sao cho hoàn thiện và đến xin dấu, đánh giá của đơn vị thực tập sau đó đem nộp về khoa phụ trách.
>> xem thêm Top 5 trường đại học đào tạo ngành Trắc địa – Bản đồ nổi tiếng tại Hà Nội
Bài viết trên đây của Việt Thanh Group đã cung cấo kiến thức viết mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình dành cho các bạn sinh viên đang theo học ngành Trắc địa – Bản đồ, Xây dựng, Cầu đường, Giao thông, Thuỷ lợi…Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn đọc định hướng và viết được mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình đầy đủ và chính xác nhất,
Việt Thanh Group là đơn vị phân phối các thiết bị đo đạc chính hãng đến từ các thương hiệu như Hi-Target, Satlab...Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Be the first to review “Hướng dẫn viết mẫu báo cáo thực tập trắc địa công trình chính xác”