Hướng dẫn xác định tọa độ địa lý một điểm trên bản đồ chính xác nhất

24/11/2023
4432 lượt xem

Vị trí của một điểm trên bản đồ được xác định là điểm giao nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. Vậy cách để xác định tọa độ địa lý của điểm đó như thế nào là chính xác nhất? Để xác định toạ độ địa lý trên bản đồ chính xác sử dụng các thiết bị định vị như máy GPS RTK, máy định vị gps cầm tay.Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết của Việt Thanh Group!

Trong đó, Một số máy định vị gps Garmin hoạt động tốt nhất trong công tác xác định tọa độ địa lý của một điểm:

Máy định vị GPS cầm tay Garmin Montana 700

Máy định vị GPS Garmin GPSMAP 65s

Máy định vị GPS cầm tay Garmin 79S 

Tọa độ địa lý là gì

Tọa độ địa lí ở đây được biết đến với tư cách của một điểm. Nó được thể hiện qua giá trị của kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ. Xác định tọa độ địa lý nhằm xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất.

Tọa độ địa lý sử dụng hệ thống các số để mô tả vị trí dưới dạng độ (°), phút (‘)  giây (“) cho vị trí theo chiều đông (kinh độ) và chiều bắc (vĩ độ). Cách viết chính xách của tọa độ địa lý là là kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới. Ví dụ: Wasington (ở Hoa Kỳ) có tọa độ là (39°B 77°T) sẽ có vĩ độ 39° Bắc, và kinh độ là 77° Tây.

Máy GNSS RTK được xem là thiết bị định vị toạ độ địa lý chính xác được sử dụng rộng rãi. Trong đó một số model được nhiều kỹ sư ưu chuộng là:

Những cơ sở cần thiết để xác định tọa độ địa lý

Tọa độ địa lý của một điểm phụ thuộc vào hai yếu tố là kinh độ và vĩ độ. Cụ thể:

Kinh độ

Kinh độ là giá trị tọa độ địa lý theo hướng Đông – Tây. Kinh tuyến là một đường tập hợp các kinh độ giúp nối liền hai địa cực Đông – Tây và có chiều hướng đâm thẳng góc với đường xích đạo theo hướng Bắc Nam. Vì vậy, cách xác định tọa độ địa lý của một điểm trước tiên cần phải hiểu về đường kinh tuyến đi qua điểm đó ở trên bản đồ.

Vĩ độ

Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất. Đường nằm ngang trên bản đồ theo hướng Đông – Tây gọi là vĩ tuyến nhằm nối liền các điểm có cùng vĩ độ tạo thành những đường tròn.

Vĩ tuyến luôn luôn vuông góc với kinh tuyến tại giao điểm và có xu hướng nhỏ dần , thu hẹp đường kính khi di chuyển gần hai cực của Trái Đất. Vì vậy ngoài đường kinh tuyến, bạn cần hiểu về đường vĩ tuyến đi qua điểm đó để có thể xác định chính xác tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ

Cách xác định tọa độ địa lý trên bản đồ chính xác chính xác nhất

Xác định tọa độ địa lý của một điểm bằng giá trị kinh độ và vĩ độ

Kinh độ và vĩ độ trong việc xác định tọa độ địa lý
Kinh độ và vĩ độ trong hệ tọa độ địa lý

Tọa độ địa lý của một điểm là nơi hội tụ của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Nhìn vào kinh độ và vĩ đó của điểm đó thì bạn sẽ xác định được tọa độ địa lý. Thông qua hệ tọa độ không gian có thể xác định được tọa độ địa lý của điểm này. Ví dụ như bạn muốn biết vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ, bạn hãy xem đường kinh tuyến và vĩ tuyến chạy qua đó là bao nhiêu, điểm giao nhau của hai đường này sẽ là tọa độ của Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi xác định tọa độ địa lý của một quốc gia, do kích thước lớn, quy mô rộng nên sẽ không thể quy nó về thành một điểm được mà phải chia ra làm nhiều điểm. Các điểm đó nằm ở các cực của lãnh thổ, là phần nhô ra cao nhất của lãnh thổ trên bản đồ địa lý.

Sau đây là các thông tin về kinh độ và vĩ độ của 4 điểm cực trên bản đồ Việt Nam:

Điểm cực

Địa danh 

Vĩ độ

Kinh độ

Bắc

xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

23°23’B

105°20’Đ

Nam

xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

8°34’B

104°40’Đ

Tây

xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

22°22’B

102°09’Đ

Đông

xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà

12°40′

109°24’Đ

Sử dụng ứng dụng bản đồ số (Google Maps, Bing Maps…):

  • Google Maps: Truy cập Google Maps và tìm vị trí bạn cần. Nhấn chuột phải vào điểm đó và chọn “What’s here?” hoặc “Có gì ở đây?”. Google Maps sẽ hiển thị kinh độ và vĩ độ tại vị trí đó.
  • Hiển thị tọa độ: Thông tin tọa độ sẽ xuất hiện trong hộp thông tin hoặc ở dưới thanh tìm kiếm.

Xác định hệ tọa độ địa lý bằng thiết bị định vị

Máy định vị GPS cầm tay - Xác định tọa độ địa lý của một điểm
Máy định vị GPS cầm tay – Xác định tọa độ địa lý của một điểm

Để xác định tọa độ địa lý của một điểm trên bề mặt Trái Đất, bạn cần sử dụng một hệ tọa độ địa lý cùng với các thiết bị hoặc công cụ hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là cách xác định tọa độ địa lý của một điểm:

  • Chọn hệ tọa độ địa lý: Đầu tiên, bạn phải xác định được hệ tọa độ địa lý mà bạn sẽ sử dụng. Hai sự lựa chọn phổ biến nhất là WGS 84 hoặc VN-2000.
  • Sử dụng thiết bị định vị phù hợp: Sau khi chọn được hệ tọa độ địa lý, bạn cần một thiết bị định vị như máy GPS RTK, máy định vị gps cầm tay… để có thể xác định chính xác hệ tọa độ đấy. Bật thiết bị và chờ đến khi nó hiện đủ số lượng tín hiệu từ các vệ tinh để có thể xác định vị trí hiện tại.
  • Xem tọa độ địa lý từ thiết bị định vị: Khi thiết bị định vị đã xác định được vị trí của bạn, nó sẽ nhanh chóng hiển thị tọa độ địa lý trên màn hình. Tọa độ này sẽ được hiển thị dưới dạng độ (°), phút (‘) và giây (“) cho cả kinh độ và vĩ độ.
  • Ghi lại tọa độ: Ghi lại tọa độ địa lý một cách chính xác. Điều này có thể bao gồm việc ghi tọa độ vào một sổ tay hoặc lưu trữ  trong bộ nhớ của thiết bị định vị.
  • Kiểm tra và xác thực tọa độ: Đảm bảo rằng tọa độ đã được xác định đúng hệ tọa độ mà bạn đang sử dụng.
  • Sử dụng thông tin tọa độ đã thu được: Tọa độ địa lý mà bạn đã thu được có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: đánh dấu vị trí trên bản đồ, nghiên cứu khoa học, hoặc nhiều mục đích khác.

Ứng dụng của hệ tọa độ địa lý

Ứng dụng trong vẽ bản đồ địa lý

Tọa độ địa lý có ý nghĩa ứng dụng trong việc vẽ bản đồ lý địa lý, nhằm hỗ trợ trong nhiều công việc như:

  • Khai thác địa chất hay xác định phạm vi lãnh thổ một khu vực hay một quốc gia. Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của mỗi tọa độ trên bản đồ.
  • Thăm do các tài nguyên khoáng sản, đất rừng từ đó đánh giá khả năng khả thi trong nông nghiệp.
  • Các công trình xây dựng kỹ thuật như thiết lập mạng lưới thủy lợi, mạng lưới giao thông
  • Thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên sau đó mới có thể áp dụng các biện pháp cải tạo kinh tế phù hợp cho từng vùng.

cach xac dinh toa do dia ly

Tham khảo thêm bài viết: Đo đạc lập bản đồ địa chính là gì?

Ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh

Hệ tọa độ địa lý đóng vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia. Hệ tọa độ này giúp lĩnh vực quốc phòng lưu giữ và hiển thị đầy đủ về vị trí của lãnh thổ, các khu vực tiếp giáp, nhất là những nơi quan trọng như vùng tiếp giáp biên giới, hải đảo hay đường biển…

Xác định chính xác tọa độ địa lý giúp con người giám sát hoạt động an ninh khu vực, điều tra khảo sát tài nguyên, khoáng sản cũng như tình hình giao thông vận tải, đường hàng không, đường biển và những vấn đề liên quan khác.

Ứng dụng trong lĩnh vực trắc địa

Hệ tọa độ địa lý được ứng dụng phổ biến trong công tác trắc địa – bản đồ ở Việt Nam. Thông qua hệ tọa độ địa lý giúp cho quá trình đo đạc và xử lý dữ liệu, tính toán kết quả đo thêm phần hiệu quả và đảm bảo độ chính xác cao.

Ngoài ra, hệ tọa độ địa lý giúp đảm bảo quá trình đọc vị bản đồ độ chính xác hơn. Ngoài ra, hệ tọa độ địa lý còn làm phong phú thêm các chuyên ngành về nâng cao kỹ thuật, xây dựng mạng lưới tọa độ, định vị đối tượng chuyển động,…

Nhìn chung, cách xác định tọa độ địa lý một cách chính xác không khó. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Để công tác đo đac diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất, bạn đọc có thể tham khảo một số thiết bị như:

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(1)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Đánh giá

100 %
Review

5/5

01 đánh giá

Có 01 Đánh giá
Sắp xếp theo
  • Avatar
    Ngọc

    bài viết rất chi tiết, dễ hiểu

    19/11/2024

    Share on