Độ lún cho phép của công trình: Giải đáp chi tiết

10/07/2024
1331 lượt xem

Độ lún cho phép của công trình là giới hạn tối đa mà một công trình được phép hạ thấp so với vị trí ban đầu sau khi hoàn thành thi công và đi vào sử dụng. Qua bài viết này Việt Thanh Group sẽ thông tin về độ lún cho phép của công trình và các thông tin liên quan.

độ lún cho phép của công trình

Tiêu chuẩn độ lún cho phép của công trình

Căn cứ pháp lý về tiêu chuẩn độ lún cho phép của công trình:

  • TCVN 9360:2012 “Yêu cầu kỹ thuật cho việc xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”.
  • TCVN 9400:2012 “Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa”.
  • TCVN 9399:2012 “Nhà và công trình Xây dựng – Xác định dịch chuyển ngang bằng phương pháp trắc địa”.
  • TCVN 9381 : 2012 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà”
  • Chỉ thị 07/2007/CT-BXD về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng.
  • Thông Tư 39 /2009/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ
  •  Tiêu chuẩn thành lập lưới quốc gia Hạng I, II, III và IV.
  •  Ghi chú thiết kế về công tác quan trắc.

Trong đó, tiêu chuẩn TCVN 9360:2012 quy định giới hạn độ lún tối đa cho từng loại nhà và công trình, quy định về độ lún cho phép của công trình như sau:

  • Đối với nhà dân dụng: độ lún cho phép là 8cm;
  • Đối với nhà công nghiệp: độ lún cho phép là 20cm.

Như vậy các công trình phải đảm bảo độ lún nhỏ hơn hoặc bằng độ lún cho phép thì mới đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4160:1983 về Quy phạm thiết kế đường ô tô, độ lún cho phép của nền đường phụ thuộc vào hạng đường và tải trọng xe thiết kế, cụ thể như sau:

  • Hạng đường I: ≤ 2 cm
  • Hạng đường II: ≤ 3 cm
  • Hạng đường III: ≤ 4 cm
  • Hạng đường IV: ≤ 5 cm

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và duy trì hoạt động bình thường của công trình, cần kiểm soát độ lún thực tế trong quá trình thi công và thiết kế móng, đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép.

>>>Xem thêm: Mẫu sổ đo thủy chuẩn kỹ thuật chuẩn nhất

Các công trình bắt buộc phải đo độ lún

Theo quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012, các hạng mục sau đây bắt buộc phải thực hiện đo đạc và xác định độ lún:

  • Công trình cao tầng
  • Công trình nhạy cảm với lún không đều
  • Công trình thi công trên nền đất yếu
  • Công trình khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý hoặc chủ đầu tư, nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặc thù.
độ lún cho phép của công trình
Công trình bắt buộc đo độ lún

Cách đo độ lún cho phép của công trình bằng phương pháp đo cao hình học 

Phương pháp đo cao hình học để xác định độ lún được chia thành 3 cấp (I, II, III) với độ chính xác khác nhau. Dưới đây là cách chọn máy móc và cách đo: 

Yêu cầu về máy móc sử dụng trong đo độ lún công trình

Cấp I: Sử dụng máy thủy chuẩn có độ chính xác cao. Yêu cầu về máy như sau:

  • Độ phóng đại ống kính tối thiểu từ 40x trở lên.
  • Giá trị khoảng chia trên mặt bọt nước dài không được vượt quá 12”/2 m.
  • Giá trị vạch khắc vành đọc số của bộ đo cực nhỏ đạt độ chính xác 0,05 mm và 0,1 mm.

Cấp II: Sử dụng máy thủy bình loại H1, H2, NAK2, NÌ004 hoặc các máy thủy chuẩn có độ chính xác tương đương. Có thể sử dụng thêm máy thủy chuẩn tự động cân bằng KONi007.

Yêu cầu:

  • Độ phóng đại ống kính của các máy đo cao nằm trong khoảng từ 35x đến 40x.
  • Giá trị vạch khắc trên mặt ống nước dài không được vượt quá 12″/2 mm.
  • Giá trị vạch khắc vành đọc số của bộ đo cực nhỏ đạt độ chính xác từ 0,05 mm đến 0,1 mm.

Cấp III: Sử dụng máy thủy chuẩn H3, máy thủy chuẩn tự động cân bằng

Yêu cầu:

  • Độ phóng đại ống kính của các máy tối thiểu từ 24x như máy thủy bình Satlab SAL32
  • Giá trị khoảng chia trên mặt ống nước dài không được vượt quá 15”/2 mm. Đối với trường hợp sử dụng bọt nước tiếp xúc, giá trị khoảng chia trên mặt ống nước không được vượt quá 30″/2 mm.
  • Máy có lưới chỉ chữ thập với 3 chỉ ngang

Yêu cầu về máy mia và cách sử dụng cho từng cấp đo độ lún

Cấp I và Cấp II: Nên sử dụng mia Invar có hai thang chia vạch với chiều dài mia từ 1m đến 3m và giá trị vạch khắc 5mm hoặc 10mm.

Yêu cầu:

  • Mia có ống nước tròn với vạch khắc từ 10” đến 12” trên 2mm.
  • Giá trị khoảng chia vạch trên mia 5mm hoặc 100mm như MIA NHÔM ALG55 5M
  • Sai số khoảng chia 1m của các thang số: không vượt quá 0,1mm (hoặc 0,05mm ở miền núi).
  • Sai số khoảng chia dm của các thang số khi đo độ lún cấp I: không vượt quá ± 0,1mm (hoặc ±0,05mm ở miền núi).

Cấp III: 

  • Mia hai mặt: chiều dài từ 2m đến 3m, vạch chia bằng centimet.
  • Mia hai thang: chiều dài từ 1m đến 3m, vạch chia nhỏ nhất 0,5cm.
  • Mia một mặt: có bọt nước, vạch khắc xen kẽ đen đỏ, vạch chia nhỏ nhất 1cm.
  • Mia treo: Chiều dài: từ 0,5m đến 1,2m. Số 0 phải trùng với lỗ trung tâm để chốt khi mia được treo.
  • Sai số khoảng chia đề xi mét và mét: không vượt quá ± 0,5mm.

>>Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình

độ lún cho phép của công trình

Trình tự thao tác đo độ lún tại một trạm

  1. Đặt chân máy:
  • Chân máy thủy chuẩn phải được đặt thăng bằng và có độ ổn định cao.
  • Hai chân máy đặt song song với đường đo, chân thứ ba đặt vuông góc với hai chân kia, tạo thành thế chữ A vững chãi.
  • Chọn vị trí đặt chân máy chắc chắn, tránh rung lắc hoặc sụt lún trong quá trình đo.
  • Cân nặng tối thiểu của chân máy sử dụng cho đo độ lún công trình là 6kg.
  1. Lắp máy và cân bằng:
  • Lắp máy thủy chuẩn vào chân máy bằng ốc nối.
  • Sử dụng ba ốc cân và bọt nước trên máy để điều chỉnh cho máy ở trạng thái cân bằng hoàn toàn.
  • Độ lệch của bọt nước so với vạch khắc trên ống nước không được quá hai vạch chia.

>>>Xem thêm: MÁY THUỶ BÌNH SOKKIA B20 là máy thủy bình phù hợp trong công tác đo độ lún của công trình

  1. Kiểm tra kết quả đo tại trạm máy:

Đối với cấp I và cấp II:

  • Đọc số trên thang chính và thang phụ của từng mia.
  • Hiệu số giữa hai số đọc phải nằm trong phạm vi hai vạch chia của thang (0,1 mm). Nếu chênh lệch lớn hơn, cần thực hiện đo ngắm lại.
  • Tính chênh cao nhân đôi theo thang chính và thang phụ của mia trước và mia sau.
  • Độ chênh lệch giữa các giá trị chênh cao nhân đôi theo thang chính và thang phụ không được vượt quá bốn vạch chia của bộ đo cực nhỏ (0,2 mm). Nếu vượt quá, cần thực hiện đo ngắm lại.
  • Tính toán chênh cao thực tế. Độ chênh lệch về chênh cao ở hai vị trí độ cao máy cho phép nhỏ hơn 0,2 mm đến 0,3 mm.

Đối với cấp III:

  • Tính tổng chênh cao trung bình giữa mặt đỏ và mặt đen của mia.
  • Độ chênh lệch giữa hai giá trị này không được vượt quá 2 mm.
  • Khi sử dụng mia Invar và máy thủy chuẩn loại H1, H2, hiệu chênh cao theo thang chính và thang phụ không được vượt quá 1,5 mm.
  • Trong quá trình đo, đọc số trên mia theo cả ba chỉ của máy.
  • So sánh số đọc theo chỉ trung bình (chỉ giữa) với nửa tổng số đọc theo hai chỉ trên và chỉ dưới. Độ chênh lệch giữa các giá trị này không được quá 3 mm.

>>>Xem thêm: 5 lưu ý về chứng chỉ giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật

Sai số khép vòng đo

Đối với cấp I và cấp II:

  • Sau khi hoàn thành đo một tuyến khép kín, cần tính toán sai số khép vòng đo.
  • Sai số khép vòng đo không được phép vượt quá sai số giới hạn cho phép, được xác định theo công thức:

Cấp I:độ lún cho phép của công trình

Cấp II: độ lún cho phép của công trình

Trong đó: n: Số trạm máy trong tuyến đo cao.

Đối với cấp III: Sai số khép vòng đo trong tuyến đo khép kín đối với cấp III phải nằm trong phạm vi sai số giới hạn cho phép. Sai số giới hạn này được tính toán dựa trên công thức sau: 

độ lún cho phép của công trình

Mẫu ghi chép kết quả đo: 

độ lún cho phép của công trình
Mẫu ghi chép kết quả đo độ lún cho phép công trình

>>>Xem thêm: Tính toán khối lượng san lấp mặt bằng – Phương pháp chính xác và hiệu quả

Qua bài viết trên Việt Thanh Group đã cung cấp thông tin chính xác về độ lún cho phép của công trình, hy vọng bài viết sẽ giúp quý khách trong công tác đo đạc độ lún. Việt Thanh chuyên cung cấp các loại máy thủy bình phục vụ công tác trên, nếu quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ hotline 0972.819.598 để  tư vấn chi tiết về máy.

>> Xem thêm dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.