Đo vẽ bản đồ địa hình là gì? Các phương pháp phổ biến

10/05/2024
615 lượt xem

Đo vẽ bản đồ địa hình là phương pháp đo vẽ kết hợp cả hai yếu tố mặt bằng và độ cao để tạo lập được một bản đồ hoặc bình đồ địa hình có tính chính xác cao. Vậy đo vẽ bản đồ địa hình là gì? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

đo vẽ bản đồ địa hình

Đo vẽ bản đồ địa hình là gì?

Đo vẽ địa hình là xác định vị trí tương quan của đối tượng đo vẽ (các điểm đặc trung của địa hình, địa vật trên thực địa) kết hợp cả mặt bằng và độ cao, rồi dùng các kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên một mặt phẳng tờ giấy theo tỷ lệ nào đó.

Khi đo vẽ bản đồ địa hình cần dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và khống chế độ cao nhà nước từ đó xây dựng lưới khống chế đo vẽ, phục vụ công tác đo vẽ địa hình.

Như vậy khi đo vẽ địa hình cần phải dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và khống chế độ cao nhà nước để tăng dày mật độ điểm khống chế bằng cách xây dựng lưới đo vẽ.

>> Xem thêm Quy trình đo vẽ bản đồ địa chính – Các bước theo Luật đất đai

Các phương pháp đo vẽ bản đồ địa hình phổ biến và ưu, nhược điểm

Mỗi một phương pháp thành lập bản đồ địa hình lại có những đặc điểm với ưu điểm, nhược điểm riêng. Tùy từng mục đích đo mà người ta lựa chọn là phương pháp phù hợp để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa

Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa là đặt lưới trắc địa làm  tọa độ tham chiếu để vẽ chi tiết và xem vị trí của bản đồ trong hệ tọa độ quốc gia, bao gồm các công việc sau: Gắn một điểm định hướng trong khu vực vào một điểm thiết kế và đo lường. Nối tọa độ của điểm với  điểm giới hạn hiện có. Đặt tọa độ trong hệ tọa độ quốc gia, tính toán phương sai của kết quả đo và chuyển tọa độ của các điểm lưới vào bản đồ. 

Ưu điểm: Phản ảnh chính xác, trung thực, chi tiết các đối tượng cần thể hiện trên bản đồ

Nhược điểm: Chịu ảnh hưởng từ điều kiện môi trường như thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lí; chỉ thực hiện được trên khu đất nhỏ nên năng suất lao động không cao.

Ứng dụng:

  • Chủ yếu thành lập bản đồ địa hình với tỷ lệ lớn ở các vùng dân cư, đặc biệt là khu vực đô thị có mật độ đông dân cư, công trình nhiều.
  • Đo vẽ bổ sung, kết hợp cùng các phương pháp thành lập bản đồ khác
đo vẽ bản đồ địa hình
Các phương pháp đo vẽ bản đồ địa hình

Phương pháp biên vẽ từ bản đồ tỷ lệ lớn hơn

Hiện nay thành lập bản đồ địa hình từ bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn được thực hiện bằng hai dạng công nghệ: công nghệ truyền thống và công nghệ số.

đo vẽ bản đồ địa hình
Đo vẽ địa hình bằng công nghệ số
đo vẽ bản đồ địa hình
Đo vẽ bản đồ địa hình bằng công nghệ truyền thống

Ưu điểm:

  • Giúp loại bỏ khó khăn của công tác ngoại nghiệp.
  • Tận dụng các nguồn tư liệu bản đồ để từ đó rút ngắn thời gian sản xuất bản đồ.
  • Tận dụng được các nguồn tư liệu phi đồ họa (dữ liệu thuộc tính).

Nhược điểm:

  • Độ chính xác bản đồ còn phải phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ tư liệu.
  • Trong quá trình tổng quát nội dung bản đồ, biên tập bản đồ có thể làm giảm độ chính xác dẫn đến sai lệch của các thông tin thể hiện trên bản đồ.

Phương pháp đo vẽ ảnh hàng không

Sử dụng các thiết bị GPS RTK giúp vẽ bản đồ địa hình trên mặt đất, chủ yếu dựa vào ảnh và giải đoán, đo đạc ảnh. Quá trình đánh giá một hình ảnh trong một hình ảnh để xác định một đối tượng được gọi là kết xuất hình ảnh. Đầu tiên, việc vẽ bức tranh được thực hiện trong không gian, sau đó việc vẽ bên ngoài được thực hiện để xác định độ chính xác của quá trình giải đoán. trong không gian. 

Ưu điểm:

  • Loại bỏ khó khăn của công tác ngoại nghiệp.
  • Có thể cùng một lúc đo vẽ được vùng rộng lớn, nhằm rút ngắn thời hạn sản xuất, hạ giá thành bản đồ.

Nhược điểm:

  • Độ chính xác bản đồ phụ thuộc vào độ chính xác và chất lượng đo vẽ, tỷ lệ ảnh chụp.
  • Có thể làm giảm thấp độ chính xác của thông tin thể hiện trên bản đồ.

Ứng dụng:

  • Được dùng để thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1/2000 – 1/50000
  • Thành lập một số bản đồ mang tính chất chuyên ngành có tỷ lệ lớn như bản đồ lâm nghiệp hay bản đồ địa chính hay.
đo vẽ bản đồ địa hình
Có 7 lớp trong bản đồ địa hình

Các lớp bản đồ cụ thể trong đo vẽ Bản đồ địa hình 

Với bản đồ địa hình có tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 có 7 lớp bản đồ cơ bản được sử dụng là :

  • Nhóm lớp cơ sở toán học: Chứa thông tin về phép chiếu, khung tọa độ.
  • Nhóm lớp dữ liệu địa hình: Chứa các thông tin liên quan đến dáng địa hình, độ cao.
  • Nhóm lớp dữ liệu thủy văn: Chứa các thông tin liên quan đến hệ thống thủy văn như sông, suối, biển.
  • Nhóm lớp dữ liệu giao thông: Chứa các thông tin liên quan đến đường xá, giao thông.
  • Nhóm lớp dữ liệu biên giới quốc gia, ranh giới hành chính: Chứa các thông tin liên quan đến ranh giới hành chính giữa các xã (phường), huyện(quận), tỉnh (thành phố), quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Nhóm lớp dữ liệu phủ thực vật: Chứa thông tin liên quan đến thảm thực vật, rừng, đồng cỏ ở khu vực.
  • Nhóm dân cư xã hội: Chứa thông tin liên quan nhà cửa, các công trình xây dựng trên đất có hiện hữu.

>> Xem thêm Bản đồ quy hoạch là gì? Ý nghĩa từng loại bản đồ

Bài viết trên đây của Việt Thanh Group đã tổng hợp đo vẽ bản đồ địa hình là gì? Các phương pháp phổ biến. Hy vọng với thông tin mà Việt Thanh Group cung cấp sẽ cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc 

Việt Thanh Group là đơn vị cung cấp các thiết bị đo đạc chính hãng đến từ các thương hiệu như Hi-Target, Satlab…phục vụ cho công tác khảo sát trắc địa, đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính một cách chính xác. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Việt Thanh Group để được tư vấn và hỗ trợ.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.