Những thiết bị, dụng cụ đo góc trên mặt đất phổ biến nhất

24/07/2024
108 lượt xem

Đâu là những thiết bị, dụng cụ đo góc trên mặt đất được sử dụng trong xây dựng, kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay? Bài viết dưới đây, Việt Thanh Group sẽ giới thiệu và tổng hợp lại các thiết bị, dụng cụ này, giúp bạn có lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu, mục đích sử dụng của mình.

>>>Tìm hiểu thêm: Mua máy RTK chính hãng, giá tốt nhất thị trường

Thước đo góc

Dung-cu-do-goc-tren-mat-dat-thuoc-do-goc
Dụng cụ đo góc trên mặt đất đơn giản và phổ biến là thước đo góc

Đầu tiên khi nhắc đến dụng cụ đo góc trên mặt đất phổ biến nhất, phải kể đến thước đo góc. Đây là dụng cụ đo góc đơn giản và dễ sử dụng nhất, được làm từ nhựa hoặc kim loại, có một cánh tay xoay với thang đo góc.

Ưu điểm của thước đo góc là giá rẻ, gọn nhẹ, dễ dàng mang theo và thao tác đơn giản. Tuy nhiên, độ chính xác của nó còn hạn chế và ở những vị trí, địa hình phức tạp, rất khó để đo góc được.

>>> Xem thêm: Phân biệt máy kinh vĩ và máy toàn đạc – Nên sử dụng máy nào?

Máy đo góc kỹ thuật số

Dung-cu-do-goc-tren-mat-dat-2
Máy đo góc kỹ thuật số cho phép đo độ nghiêng, độ dốc 

So với thước đo góc cơ bản thì máy đo góc kỹ thuật số cho kết quả đo chính xác hơn nhờ sử dụng cảm biến điện tử. Máy đo góc kỹ thuật cho phép bạn đo được nhiều loại góc khác nhau như góc nghiêng, góc la bàn, góc phương vị.

Ngoài ra, một số máy đo góc kỹ thuật có màn hình hiển thị kết quả đo rõ ràng, thuận tiện. Nhược điểm của dụng cụ đo góc trên mặt đất này là giá thành cao hơn thước đo góc và cần nguồn pin đảm bảo để hoạt động.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đo cao độ bằng máy toàn đạc Leica

Máy kinh vĩ

Dung-cu-do-goc-tren-mat-dat-may-kinh-vi
Thiết bị đo góc trên mặt đất – máy kinh vĩ điện tử

Đây là máy đo góc trên mặt đất hiện đại và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, phục vụ công tác đo đạc khảo sát, xây dựng lưới khống chế, thi công xây dựng,…

Nguyên lý hoạt động của máy kinh vĩ dựa vào quả dọi và bọt thủy để cân bằng sơ bộ máy. Ngoài ra, với các vòng tròn chia độ, bạn dễ dàng đo được góc dọc, góc ngang tùy yêu cầu khảo sát.

Công dụng nổi bật của máy kinh vĩ là trong đo góc là: kiểm tra độ nghiêng của các bề mặt, đo góc nghiêng của đường dẫn hoặc xác định góc cần đo. Ngoài ra, sử dụng  máy kinh vĩ để đo cao độ, xác định tọa độ; đo độ sâu hoặc độ nghiêng của lỗ khoan hoặc các cấu trúc đào;…

Có thể thấy, so với các dụng cụ, máy đo góc kể trên thì máy kinh vĩ bền bỉ, vận hành dễ dàng, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là tính năng đa dạng hơn và đo góc đảm bảo chính xác.

Một số model máy kinh vĩ được đánh giá cao như máy kinh vĩ Satlab SDT2 (Thụy Điển), máy kinh vĩ điện tử Nikon NE-100/101 (Nhật Bản), máy kinh vĩ điện tử Topcon DT-205 (Nhật Bản), …

>>> Xem thêm: Máy kinh vĩ là gì? Hiểu đúng về công dụng máy kinh vĩ

Máy toàn đạc điện tử

Dung-cu-do-goc-tren-mat-dat-may-toan-dac
Đa năng và độ chính xác cao với máy đo góc máy toàn đạc

Là thiết bị tích hợp máy kinh vĩ điện tử và EDM – bộ đo khoảng cách điện tử và màn hình LCD hiển thị kết quả đo được. Máy toàn đạc được sử dụng phổ biến trong khảo sát, lập bản đồ, thi công xây dựng, cầu đường,…

Máy sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Đo góc chính xác, đáp ứng nhu cầu đo đạc khắt khe nhất
  • Đo khoảng cách linh hoạt: khoảng cách đo từ vài mét đến vài kilomet, phù hợp nhiều địa hình khác nhau.
  • Tính năng đa dạng: ngoài đo góc, đo khoảng cách, máy toàn đạc còn có tính năng đo cao độ, tính toán tọa độ, đo vẽ bản đồ, bố trí điểm,…tối ưu quá trình đo đạc
  • Thiết kế hiện đại: một số model máy toàn đạc cao cấp còn trang bị màn hình cảm ứng, kết nối wifi, GPS, cho người dùng trải nghiệm tuyệt vời hơn, tiết kiệm thời gian, công sức lao động.

Tuy nhiên, máy toàn đạc so với các dụng cụ đo góc trên mặt đất kể trên sẽ có giá thành cao hơn, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng vận hành máy.

Một số thương hiệu máy toàn đạc nổi tiếng được tin dùng như máy toàn đạc Hi-target HTS-720, Nikon DTM-3222 Plus 5”Nikon Focus 6, Leica TS07, Sokkia CX Series, Topcon GM100 series,…

>>> Xem thêm: Máy toàn đạc là gì? Công dụng của máy toàn đạc

Lưu ý trong lựa chọn thiết bị, dụng cụ đo góc trên mặt đất

Lựa chọn dụng cụ, thiết bị đo góc sao cho phù hợp bạn cần lưu ý 1 số vấn đề sau:

  • Xác định độ chính xác cần thiết: yêu cầu khắt khe về độ chính xác góc đo như nào để chọn dụng cụ đo.
  • Xác định ngân sách: ngân sách của bạn phù hợp với giá thành của dụng cụ đo góc trên mặt đất
  • Phạm vi, địa hình sử dụng: phạm vi đo rộng hay hẹp, địa hình đơn giản hay phức tạp
  • Tính năng mong muốn: chọn dụng cụ có tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn, vì một số dụng cụ đo góc có thêm tính năng bổ sung khác như đo khoảng cách, lưu trữ dữ liệu, …

Như vậy:

  • Nếu nhu cầu đo cơ bản, giá thành hợp lý: máy kinh vĩ là lựa chọn phù hợp
  • Nếu ngân sách hạn hẹp, đo góc cơ bản: thước đo góc, máy đo góc kỹ thuật số là lựa chọn thay thế.
  • Yêu cầu đo đạc chính xác cao, máy đa chức năng, phù hợp địa hình phức tạp: máy toàn đạc điện tử là lựa chọn tối ưu.

Ngoài các dụng cụ, thiết bị đo góc trên mặt đất phổ biến trên, thì máy thủy bình ngoài chức năng đo cao độ, có thể sử dụng để thiết lập và kiểm tra các góc độ trong khảo sát và xây dựng.

>>> Xem thêm: Cách đo góc với máy thủy bình: Hướng dẫn chi tiết

Đo góc là một bước cần thiết trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu đo đạc ngày càng cao, yêu cầu các dụng cụ đo góc trên mặt đất cũng phát triển về thiết kế, tính năng, mang đến độ sự hiện đại, đa năng, độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian và công sức. Dựa vào nhu cầu sử dụng và ngân sách, bạn hãy cân nhắc dụng cụ, thiết bị đo góc phù hợp nhất, hỗ trợ công việc của mình một cách tốt nhất nhé.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.