Khảo sát địa chất công trình là gì? Mục đích – Quy trình chi tiết theo quy định

29/05/2024
654 lượt xem

Khảo sát địa chất công trình là công tác quan trọng không thể thiếu trong xây dựng đặc biệt là những công trình lớn như nhà cao tầng, chung cư, trường học, bệnh viện…Vậy khảo sát địa chất công trình cụ thể là gì? Cùng Việt Thanh Group tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Khảo sát địa chất công trình là gì?

Khảo sát địa chất công trình là gì?

Khảo sát địa chất công trình (tiếng Anh là Engineering geological survey) là hoạt động quan trọng nhằm nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất tại khu vực xây dựng để xác định tính chất cơ lý của đất hay khả năng chịu tải của đá nhằm nghiên cứu xây dựng nền móng phù hợp cho công trình. Các phương pháp khảo sát địa chất công trình phổ biến gồm phương pháp khoan đập, phương pháp khoan lòng máng, khoan thìa, phương pháp khoan ép, phương pháp khoan xoay.

Mục đích của khảo sát địa chất công trình

Nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình là công tác quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp của địa điểm xây dựng để thiết kế nền móng an toàn và phù hợp, giảm thiểu chi phí xây dựng và nâng cao hiệu quả công việc. Qua đó dự đoán và đưa ra những giải pháp đề phòng các nguy cơ có thể xảy ra.

>>>Xem thêm Mẫu báo cáo kết quả khảo sát địa hình chuẩn nhất

Các quy trình khoan khảo sát địa chất công trình

Quy trình khoan khảo sát địa chất được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 9437-2012, dựa trên quy trình cũ 22 TCN 259-2000. Quy trình bao gồm các bước chính sau:

  • Tiếp nhận thông tin dự án, lập các phương án kỹ thuật khoan, hợp đồng và kế hoạch triển khai công tác khoan. Sau đó chuẩn bị các thiết bị, nhân lực và các vật dụng cho công tác khảo sát
  • Xác định vị trí và cao độ các lỗ khoan
  • Thực hiện khoan thăm dò, thống kê các tài liệu và số liệu về địa văn. 
  • Mang mẫu đến nơi quy định. Hoàn tất việc khoan, lấp lỗ khoan và dọn dẹp hiện trường. Sau đó di chuyển đến vị trí khoan tiếp theo và hoàn thiện hồ sơ
  • Nghiệm thu công tác khảo sát địa chất
  • Trình bày kết quả khảo sát địa chất

>>>Xem thêm Một số tiêu chuẩn khảo sát địa hình đường giao thông

Chi tiết trong công tác quy trình khảo sát địa chất công trình

Bước 1: Nhận dự án và lập các phương án khảo sát: Sau khi tiếp nhận dự án khảo sát từ chủ đầu tư, bên thực hiện tiến hành lập các phương án kỹ thuật và kế hoạch khảo sát địa chất. 

Bước 2: Lên kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ nội dung cho từng bước thực hiện: Đơn vị nghiên cứu địa hình khu vực khảo sát cũng như chuẩn bị nhân công và các máy móc liên quan và đăng ký phương tiện an toàn lao động, thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết. Di chuyển máy móc và nhân công đến hiện trường

Bước 3: Xác định và đánh dấu tọa độ qua đó lấy số đo: Đo đạc cao độ, độ dốc, tọa độ các điểm mốc trên khu vực khảo sát.

Bước 4: Lưu ý những điểm quan trọng khi làm nền và kiểm thử: Khi làm nền, cần phải giữ nguyên các cọc hoặc đánh dấu vị trí lỗ khoan đã cắm. Đối với nền đất yếu, cần áp dụng các biện pháp như kê lót hoặc cải tạo để đảm bảo khả năng chịu tải cho nền móng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động, cần kiểm tra và xử lý các lỗi sai lệch của máy trước khi tiến hành chạy thử.

Bước 5: Phân tích và chọn phương án khoan thích hợp: Cần chọn được phương án khoan thích hợp nhất cho công trình để phù hợp với điều kiện địa chất

Bước 6: Mang mẫu đến nơi quy định: Sau khi hoàn tất quá trình khoan khảo địa chất cần phải mang mẫu đất về phòng thí nghiệm, trong đó phải đảm bảo tình trạng tính chất của đất

Bước 7: Nghiệm thu và dọn dẹp: Hoàn tất việc khoan, lấp lỗ khoan và dọn dẹp hiện trường. Sau đó vận chuyển máy móc, thiết bị, dụng cụ trở về nơi quy định

Bước 8: Hoàn thiện báo cáo và phân tích kết quả: Sau khi hoàn tất công tác khoan khảo sát địa chất, cần tiến hành lập báo cáo chi tiết theo quy định tại Phụ lục A của TCVN 9363-2012.

Bước 9: Thẩm định và xác nhận kết quả khảo sát: Sau khi hoàn tất việc kiểm tra và nghiệm thu, cần tiến hành thẩm định hồ sơ phân tích và kết quả khảo sát.

Bước 10: Chuyển giao hồ sơ báo cáo cho chủ đầu tư: Sau khi hoàn thiện báo cáo và được thẩm định, cần tiến hành bàn giao hồ sơ đầy đủ và đúng quy định cho chủ đầu tư. Hồ sơ cần bao gồm tất cả các tài liệu liên quan đến công tác khoan khảo sát địa chất như báo cáo kết quả, bản vẽ địa chất, dữ liệu thí nghiệm,…

>> Xem thêm Tìm hiểu về phương án khảo sát địa hình đúng quy định 

Khảo sát địa chất công trình là gì?

Những công trình nào bắt buộc phải khảo sát địa chất? Công trình nào không cần khảo sát địa chất?

Các công trình bắt buộc phải khảo địa chất sát bao gồm:

Khảo sát địa chất công trình giao thông:

  • Đường bộ, đường sắt
  • Cầu, hầm đường bộ
  • Sân bay
  • Bến cảng

Khảo sát địa chất công trình thủy lợi

  • Đập nước, hồ chứa
  • Kênh mương, cống đập
  • Trạm bơm, nhà máy thủy điện

Và các công trình khác như:

  • Nhà từ 3 tầng trở lên, hoặc có diện tích sàn lớn hơn 250㎡
  • Nhà gần sông lớn trong bán kính khoảng 200m, có điều kiện địa chất yếu
  • Nhà xưởng, kho bãi
  • Trường học, bệnh viện
  • Trung tâm thương mại
  • Chung cư

>> Xem thêm: DỊCH VỤ CHO THUÊ THIẾT BỊ ĐO ĐẠC

Khảo sát địa chất công trình là gì?
Các công trình có quy môn lớn đều cần phải khảo sát địa chất

Những công trình không cần khảo sát địa chất:

  • Những công trình nhỏ như nhà cấp bốn, nhà tạm, công trình phụ
  • Công trình trên nền sỏi, nền đá, nền cát
  • Công trình có nền móng đơn giản

Việc khảo sát công trình cần dựa trên nhiều yếu tố, tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để biết được công trình có cần khảo sát địa chất hay không.

Qua bài viết trên Việt Thanh Group đã cung cấp cho quý khách hàng các thông tin về khảo sát địa chất công trình là gì? Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được thắc mắc của quý khách.

Việt Thanh Group là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị đo đạc uy tín như Hi-Target, Satlab,.. cùng các dịch vụ cho thuê thiết bị và đo đạc bản đồ. Nếu quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ Việt Thanh Group để được cung cấp thêm thông tin về dịch vụ.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.