Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình chuẩn nhất

30/05/2024
977 lượt xem

Trước khi tiến hành hoạt động xây dựng công trình, người ta thường tiến hành hoạt động khảo sát hiện trạng công trình. Khi đó, các bên phải sử dụng đến biên bản khảo sát hiện trạng công trình. Vậy biên bản khảo sát hiện trạng công trình là gì? Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình mới nhất năm 2024 là mẫu nào? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình mới nhất 2024?

TẢI MẪU: TẠI ĐÂY 

Khảo sát hiện trạng công trình là công việc đóng vai trò quan trọng phải làm trước khi tiến hành khởi công các công trình xây dựng. Khi đó, các bên thi công và chủ đầu tư phải sử dụng đến biên bản khảo sát hiện trạng công trình.

Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình là mẫu biên bản được lập ra nhằm ghi chép lại việc khảo sát hiện trạng công trình trước khi tiến hành xây dựng. Mẫu biên bản khả sát hiện trạng công trình phải nêu rõ thông tin bên đại diện khảo sát và nội dung khảo sát hiện trạng công trình như thế nào

>>> Tìm hiểu: máy thủy bình hỗ trợ công tác khảo sát hiện trạng công trình tốt, được lựa chọn nhiều. 

Có thể tham khảo Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình trước khi phá dỡ mới nhất 2024 như sau:

mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình

mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình
Mẫu biên bản khảo sát hiện trạng công trình chuẩn nhất 2024

Khi nào cần phá dỡ công trình xây dựng?

Căn cứ theo Luật xây dựng sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định các trường hợp thực hiện phá dỡ công trình như sau:

Phá dỡ công trình xây dựng

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;

b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;

d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

đ) Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

e) Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Trình tự phá dỡ công trình xây dựng 

Căn cứ theo Luật xây dựng sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định phá dỡ công trình phải đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và tuân theo trình tự như sau:

Phá dỡ công trình xây dựng

2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:

a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;

b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;

c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;

d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.

Trên đây là là mẫu Biên Bản Khảo Sát Hiện Trạng Công Trình mới nhất năm 2024. Đây không chỉ là một tài liệu ghi chép thông tin mà còn là cơ sở quan trọng để các bên xác định hướng đi và kế hoạch cho dự án xây dựng.

> Tham khảo thiết bị hỗ trợ công tác đo đạc là máy GNSS RTK

>>> Xem thêm:

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.