Mẫu đơn xin trích lục bản đồ địa chính mới nhất

28/05/2024
1395 lượt xem

Mẫu đơn xin trích lục bản đồ địa chính mới nhất năm 2023? Tải mẫu đơn đề nghị trích lục thửa đất mới nhất ở đâu? Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

>> Xem thêm Máy thủy bình công cụ hỗ trợ đo đạc hiệu quả

Trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính là gì?

Trích lục được hiểu là rút ra từng phần và sao lại thông tin. Trích lục hồ sơ đất đai có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bô thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thử đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có

Trích lục bản đồ địa chính là hình thức cung cấp, xác thực thông tin thửa đất với các nội dung: Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ số, diện tích (m2), mục đích sử dụng đất, tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú, các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, bản vẽ thửa đất gồm thông tin về sơ đồ thửa đất và chiều dài cạnh thửa.

Mẫu đơn xin trích lục đất đai, bản đồ địa chính là một mẫu đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền trích lục thông tin thửa đất của mình để hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến đất đai nhằm thực hiện các quyền của bản thân trong mối quan hệ về quyền sử dụng đất đai.

Ngoài ra, Việt Thanh Group có dịch vụ cho thuê thiết bị đo đạc uy tín, chất lượng. Một số thương hiệu điển hình trong công tác tính hệ số góc của máy thủy bình như máy thủy bình Hi-Targetmáy thủy bình Satlab…Các sản phẩm nổi bật như máy thủy bình Satlab SAL32máy thủy bình Leica NA320máy thủy bình điện tử Sokkia SDL30

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đọc bản đồ địa chính chuẩn nhất 

Mẫu đơn xin trích lục bản đồ địa chính 

>>TẢI MẪU: TẠI ĐÂY 

Mẫu đơn xin trích lục bản đồ địa chính
Mẫu đơn xin trích lục bản đồ địa chính

Hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính gồm giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin trích lục hồ sơ thửa đất bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Phiếu phiếu yêu cầu trích lục bản đồ địa chính hoặc văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • CMND/CCCD còn hạn của người xin trích lục
  • Giấy ủy quyền và giấy tờ pháp lý của người ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục.

Hồ sơ có thể được nộp bằng một trong các cách như: trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai, gửi qua đường công văn hoặc fax hoặc bưu diện, gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai

Người làm đơn xin trích lục bản đồ địa chính nộp hồ sơ đến cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận và xử lý sau đó thông báo nghĩa vụ tài chính (nếu có) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

Về thời hạn cung cấp dữ liệu:

  • Nếu nhận được đơn xin trích lục bản đồ địa chính trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo
  • Nếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai dược xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

>>Tham khảo: máy GPS RTK hỗ trợ công tác lập trích lục bản đồ địa chính, đo đạc ranh giới…

Nơi xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính

Cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai gồm (Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT)

  • Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cụ Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương và Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Trích lục bản đồ địa hình
Trích lục bản đồ địa hình

Một số lưu ý khi làm mẫu đơn xin trích lục đất đai và bản đồ địa chính

Mỗi một thửa đất có một tính chất khác nhau tương ứng với một loại giấy tờ khác nhau đi kèm. Cụ thể:

  • Đối với cá nhân thừa kế đất đai từ thân nhân: giấy ủy quyền có chữ ký của tất cả các thành viên trong gia đình thừa nhận quyền thừa kế thửa đất đó. Đây là quy định mới của Nhà nước ta về việc thừa kế đất từ gia đình
  • Đối với cá nhân tách đất từ thành viên gia đình: sổ đỏ gốc, tính chất thửa đất, số mét vuông tách ra, thửa đất có kèm tài sản hiện tại
  • Đối với cá nhân thực hiện đơn xin trích lục đất đai, bản đồ địa chính để phục vụ công việc kinh doanh của mình cần những giấy tờ cơ bản: giấy đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền, mua bán của người có liên quan kèm công chứng của đơn vị có thẩm quyền, giấy chứng nhận đầu tư của thửa đất đó
  • Tất cả giấy tờ kèm theo đều phải công chứng của cơ quan phường, xã nơi bản thân sinh sống thì mới có giá trị pháp lý.
  • Về lệ phí xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính phải nộp phí (mức phí này tùy thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cấp tỉnh ban hành ở mỗi tỉnh).

Bài viết trên đây Việt Thanh Group đã chia sẻ tới bạn về mẫu đơn xin trích lục bản đồ địa chính mới nhất. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc.

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.