Quy trình nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng

13/07/2024
933 lượt xem

Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả sử dụng của công trình sau khi hoàn thành. Hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu về quy trình nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng qua bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Căn Cứ Pháp Lý Nghiệm Thu Chất Lượng Thi Công Công Trình Xây Dựng
Căn Cứ Pháp Lý Nghiệm Thu Chất Lượng Thi Công Công Trình Xây Dựng
  • Luật Xây dựng 2014: Quy định về công tác nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng.
  • Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 12/02/2021 quy định về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng: Hướng dẫn chi tiết về quy trình, thủ tục nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam về nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng (TCVN 371:2006): Quy định cụ thể về các yêu cầu kỹ thuật đối với từng hạng mục công trình.

>>> Xem thêm: Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng 

Quy trình nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu

  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt.
  • Chỉ dẫn kỹ thuật thi công được phê duyệt.
  • Kết quả kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công.
  • Biên bản nghiệm thu các hạng mục công trình đã hoàn thành.

Bước 2: Kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công

  • Nghiệm thu công việc xây dựng

Người giám sát thi công và người phụ trách kỹ thuật của nhà thầu thi công đảm nhận việc nghiệm thu và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc.

Quy định thời gian thực hiện nghiệm thu không quá 24 giờ kể từ khi nhận đề nghị từ nhà thầu.

Biên bản nghiệm thu phải ghi rõ thông tin như tên công việc, thời gian và địa điểm nghiệm thu, kết luận nghiệm thu, và các chữ ký của các bên liên quan.

Các trường hợp đặc biệt như áp dụng hợp đồng EPC hay hợp đồng chìa khóa trao tay cũng có quy định riêng về thành phần ký biên bản nghiệm thu.

Quy Trình Nghiệm Thu Chất Lượng Thi Công Công Trình Xây Dựng
Quy Trình Nghiệm Thu Chất Lượng Thi Công Công Trình Xây Dựng
  • Nghiệm thu trong giai đoạn thi công xây dựng 

Dựa trên các điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và các nhà thầu có thể tự thỏa thuận về việc tổ chức nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau đây:

Khi hoàn thành một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cụ thể, cần thực hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi tiến hành giai đoạn thi công tiếp theo.

  • Đo đạc, kiểm tra các kích thước, hình dạng, vị trí, độ dốc, dung sai của các cấu kiện, bộ phận công trình.
  • Kiểm tra chất lượng bề mặt các cấu kiện, bộ phận công trình.
  • Kiểm tra chất lượng mối nối giữa các cấu kiện, bộ phận công trình.
  • Kiểm tra chất lượng các lớp chống thấm, chống dột.
  • Kiểm tra chất lượng hệ thống điện, nước, thông gió, điều hòa không khí.
  • Kiểm tra chất lượng các thiết bị vệ sinh kỹ thuật.

Phương pháp kiểm tra chất lượng công trình thường bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo đạc như máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình, máy định vị GPS cầm tay, cùng với việc kiểm tra bằng mắt thường và đo đạc thực tế. 

Khi hoàn thành một gói thầu xây dựng. Việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng phải dựa trên đánh giá kết quả các công việc đã được nghiệm thu theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Các kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng và các văn bản pháp lý theo quy định của pháp luật liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng để đánh giá các điều kiện nghiệm thu theo thỏa thuận giữa các bên.

Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan được tự thỏa thuận về thời điểm tổ chức nghiệm thu, trình tự, nội dung, điều kiện và thành phần tham gia nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản ghi rõ các điều khoản và thông tin cần thiết.

Bước 3: Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao quyết định nghiệm thu

Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức và tham gia trực tiếp vào nghiệm thu hoàn thành toàn bộ hạng mục công trình, công trình xây dựng khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Các công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt;
  • Công tác nghiệm thu các công việc xây dựng, bộ phận và giai đoạn trong quá trình thi công đã được thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
  • Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
  • Tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xem thêm: Mẫu báo cáo kiểm định chất lượng công trình

Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng là quy trình quan trọng đánh giá và xác nhận sự hoàn thành của công trình. Đây là bước quyết định tính an toàn, chất lượng và tuổi thọ của công trình trước khi chính thức đưa vào sử dụng.

>> Xem thêm về dịch vụ đo đạc bản đồ

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.