Nhật Bản chế tạo thành công vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới

18/06/2024
219 lượt xem

Ngày 28/5, các nhà khoa học tại Đại học Kyoto và công ty khai thác gỗ Sumitomo Forestry của Nhật Bản đã chế tạo thành công vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới, với tên gọi là LignoSat. Và dự kiến sẽ được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa SpaceX vào tháng 9/2024

Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới
LignoSat – Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới

Japan Times hôm 29/5 đưa tin rằng đại học Kyoto và công ty khai thác gỗ Nhật Bản Sumitomo Forestry đã hoàn thiện LignoSat, vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới. Vệ tinh này sẽ phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, nước Mỹ, đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 9/2024 và dự kiến được triển khai từ Module Thí nghiệm Kibo của Nhật Bản khoảng một tháng sau khi phóng lên quỹ đạo.

Dự kiến, vệ tinh này sẽ bay quanh Trái Đất ở độ cao khoảng 400 km trong 3 năm tới, với mục đích nghiên cứu vai trò của mây trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

>>> Xem thêm: Tần số vệ tinh GNSS là gì? Cách thức hoạt động kênh thu GNSS

Quá trình nghiên cứu và phát triển LignoSat bắt đầu diễn ra từ tháng 4/2020. Sau khi nhóm dự án tiến hành các thử nghiệm tiếp xúc vũ trụ với dăm gỗ anh đào, bạch dương và mộc lan, họ đã chọn gỗ mộc lan vì độ chắc chắn và tính chất dễ tạo hình. Họ khai thác gỗ từ rừng của công ty Sumitomo Forestry.

Vệ tinh gỗ đâu tiên trên thế giới LignoSat có thể tích 10cm3 được lắp ráp bằng một kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản, không cần bất cứ ốc vít hay keo dán nào. Ngoài ra, vệ tinh cũng được trang bị các tấm pin Mặt Trời bên ngoài. Các thử nghiệm trên mặt đất xác nhận rằng loại gỗ này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự an toàn của phi hành gia, cũng như các thiết bị độ chính xác cao và các thiết bị quang học.

Vệ tinh gỗ mộc lan LignoSat
Hình ảnh vệ tinh gỗ mộc lan LignoSat trên quỹ đạo

Mục đích dự án LignoSat hướng đến việc giải quyết tình trạng lộn xộn trên không gian và thúc đẩy hoạt động vũ trụ thân thiện với môi trường hơn. Hiện tại, những quy định quốc tế  đã đưa ra yêu cầu vệ tinh quay lại khí quyển sau khi kết thúc nhiệm vụ để tránh trở thành rác vũ trụ. Các vệ tinh truyền thống như trước đây  gây nguy cơ ô nhiễm không khí vì các hạt kim loại sinh ra trong quá trình hồi quyển.

>>> Tham khảo: Máy GNSS RTK chính hãng, độ chính xác cao 

Trong khi đó, vệ tinh gỗ khi hồi quyển sẽ cháy rụi và được kỳ vọng sẽ khắc phục vấn đề này. “Việc mở rộng tiềm năng của gỗ như một nguồn tài nguyên bền vững vô cùng quan trọng. Chúng tôi hướng đến dùng gỗ để xây dựng môi trường sống của con người ngoài không gian, ví dụ trên Mặt Trăng và sao Hỏa, trong tương lai”, phi hành gia Takao Doi, giáo sư tại Đại học Kyoto, cho biết.

Trong 6 tháng sau khi phóng vệ tinh gỗ đầu tiên LignoSat, dữ liệu về sự giãn nở, co rút của gỗ, nhiệt độ bên trong cũng như hiệu suất của thiết bị điện tử và địa từ sẽ được thu thập. Dữ liệu này sẽ do trạm liên lạc của Đại học Kyoto thu nhận, giúp cung cấp thông tin cho quá trình phát triển vệ tinh gỗ thứ hai, LignoSat-2.

Công ty Sumitomo Forestry cũng sẽ nghiên cứu các kết quả để tìm hiểu xem gỗ phân rã như thế nào ở cấp độ nano. Qua đó để phát triển công nghệ ngăn gỗ xuống cấp và tạo ra những ứng dụng mới cho gỗ, ví dụ dùng làm vật liệu siêu bền để xây ngoại thất.

>>> Tham khảo bài viết: Việt Nam sẽ phóng vệ tinh radar đầu tiên vào đầu năm 2025

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.