4 phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng và lưu ý gì?

26/07/2024
205 lượt xem

Lưới khống chế mặt bằng còn gọi là lưới khống chế tọa độ, là cơ sở cho hoạt động đo vẽ, tính toán và quản lý thi công công trình. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của nó chính là phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Việt Thanh Group tìm hiểu 4 phương pháp và 1 số lưu ý khi xây dựng lưới khống chế tọa độ nhé! 

>>> Xem thêm: Máy GNSS RTK phục vụ công tác xây dựng lưới khống chế mặt bằng hiệu quả và chính xác cao

Phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng – Phương pháp tam giác đo góc

Phuong-phap-xay-dung-luoi-khong-che-mat-bang-tam-giac
Xây dựng lưới khống chế mặt bằng bằng phương pháp tam giác đo góc

Phương pháp tam giác sử dụng các điểm mốc bố trí thành các tam giác, tạo mạng lưới tam giác bao phủ khu vực cần đo đạc. Ở mỗi tam giác ta sẽ tiến hành đo tất cả các góc ngang, đầu và cuối khu vực của lưới cần đo chiều dài của ít nhất 2 cạnh là cạnh đáy và cạnh khởi tính.

Theo các góc đo và chiều dài 1 cạnh, có thể tính lần lượt ra tọa độ mặt bằng của tất cả các điểm từ 1 điểm có tọa độ gốc, áp dụng theo bài toán chuyển tọa độ.

Phương pháp thành lập lưới khống chế mặt bằng theo tam giác đo góc này sẽ có ưu, nhược điểm như sau:

Về ưu điểm:

  • Là phương pháp truyền thống cơ bản, ít phụ thuộc vào thiết bị đo
  • Độ chính xác cao
  • Kiểm tra và điều chỉnh sai số dễ dàng

Về nhược điểm

  • Tốn nhiều công sức và thời gian, nhất là khu vực rộng lớn
  • Khó khăn thực hiện ở khu vực có địa hình gồ ghề, nhiều chướng ngại vật

>>> Xem thêm: Lưới khống chế mặt bằng là gì? Các thiết bị hỗ trợ

Phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng – Phương pháp giao hội

Phuong-phap-xay-dung-luoi-khong-che-mat-bang-giao-hoi
Phương pháp giao hội đo góc và khoảng cách các điểm mốc

Phương pháp giao hội kết hợp các phép đo khoảng cách và đo góc giữa các điểm mốc cần xác định vị trí và các điểm quan sát đã biết.

Về ưu điểm:

  • Thi công nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt ở khu vực rộng lớn
  • Ít phụ thuộc vào địa hình
  • Độ chính xác cao nếu sử dụng thiết bị đo hiện đại

Về nhược điểm:

  • Cần nhiều điểm quan sát đã biết chính xác vị trí
  • Chi phí đầu tư cao cho thiết bị và phần mềm đo đạc

>>> Xem thêm: Lưới khống chế trắc địa: Khái niệm và quy trình thành lập mới nhất

Phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng – Phương pháp đường chuyền

Phuong-phap-xay-dung-luoi-khong-che-mat-bang-đường Chuyền
Phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng theo phương pháp đường chuyền truyền thống

Phương pháp thành lập lưới khống chế tọa độ theo đường chuyền sẽ xác định tọa độ và độ cao của các điểm mốc thông qua các đường đo và góc đo dọc theo các tuyến đường đã xác định trước.

Về ưu điểm:

  • Dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian và công sức
  • Dễ dàng kết hợp với hệ thống đo đạc khác như GIS, GPS
  • Có thể thi công ở những khu vực khó khăn, ít phụ thuộc vào địa hình

Về nhược điểm:

  • Độ chính xác phụ thuộc vào độ chính xác đo của các phép đo dọc theo tuyến đường
  • Yêu cầu có ảnh chụp vệ tinh chi tiết hoặc bản đồ địa hình
  • Kiểm tra và điều chỉnh sai số khó khăn

>>> Xem thêm: Dịch vụ đo đạc bản đồ 

Phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng – Phương pháp sử dụng GPS

Phuong-phap-xay-dung-luoi-khong-che-mat-bang-gps
Sử dụng công nghệ hiện đại GPS trong lập lưới khống chế mặt bằng

Đây là phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng hiệu quả nhất. Xác định độ cao và tọa độ của các điểm mốc bằng cách áp dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để.

Hiện nay, hệ thống định vị toàn cầu và các phép đo RTK ứng dụng rộng rãi, cho độ chính xác cao và hiệu quả hơn so với các phép đo truyền thống.

Về ưu điểm:

  • Thi công nhanh chóng, kể cả ở khu vực rộng lớn
  • Độ chính xác cao
  • Tiết kiệm nhân lực
  • Không phụ thuộc vào địa hình, thi công ở mọi nơi
  • Kết hợp hệ thống GIS hoặc nhiều máy, thiết bị khác dễ dàng

Về nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư cho thiết bị GPS, GPS RTK,… cao 
  • Yếu tố thời tiết, chất lượng tín hiệu GPS có thể ảnh hưởng đến độ chính xác

>>> Xem thêm: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là gì? Những thông tin cần biết

Một số lưu ý khi xây dựng lưới khống chế tọa độ

Phuong-phap-xay-dung-luoi-khong-che-mat-bang-lưu-ý
Lưu ý lựa chọn phù hợp phương pháp, thiết bị máy hỗ trợ là rất cần thiết
  • Đảm bảo tính chính xác
  • Tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn lưới khống chế mặt bằng theo quy định như tiêu chuẩn TCVN 8224:2009, TCVN 8478:2018,…
  • Lựa chọn điểm mốc kiên cố, có khả năng chống chịu tốt trước tác động của con người và môi trường
  • Lập hồ sơ, ghi chép và lưu trữ thông tin, số liệu, bản vẽ,… cẩn thận, đầy đủ
  • Lựa chọn phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng phù hợp với mục đích, yêu cầu độ chính xác, điều kiện địa hình, kinh phí, nguồn lực, trình độ kỹ thuật, thời gian thi công,…

>>> Xem thêm: Lưới đường chuyền hạng 4 là gì? Ứng dụng máy GPS RTK trong lưới đường chuyền hạng 4

Các thiết bị hỗ trợ phương pháp thành lập lưới khống chế tọa độ

Công tác lập lưới khống chế tọa độ đảm bảo sự chính xác và hiệu quả nên rất cần sự hỗ trợ các thiết bị chuyên dụng, như:

Máy toàn đạc điện tử

Dùng để đo khoảng cách giữa các điểm, khoảng cách trong hệ thống lưới khống chế, đo độ cao, cao độ, xác định tọa độ, vẽ bản đồ địa hình,… Một số thương hiệu máy được tin dùng như máy toàn đạc Hi-target, Satlab, Leica,…

Máy GNSS RTK

Thiết bị này sử dụng phép đo RTK xử lý dữ liệu GPS từ các vệ tinh, tính toàn và cung cấp tọa độ địa lý đảm bảo nhanh chính xác cao và nhanh chóng. 

Một số model máy được ưa chuộng như Satlab Freyja, Hi-Target iRTK4, Hi-Target V200,…

Máy kinh vĩ 

Được dùng xác định tọa độ và độ cao của các vị trí trên bản đồ hoặc để đo góc bằng, góc đứng, hỗ trợ đo đạc khảo sát, xây dựng lưới khống chế tọa độ.

Một vài model máy phổ biến như  máy kinh vĩ Satlab DT50 series, Topcon DT-209, Nikon NE-100/101,…

Máy thủy bình (máy thủy chuẩn)

Ứng dụng đa dạng như đo khoảng cách, đo góc, cao độ, đo quan trắc lún,… trong khảo sát, đo đạc trắc địa và xây dựng. Hi-Target HT32, Satlab SAL 32, Nikon AC-2S, Leica NA 730 Plus,… là những dòng máy thủy bình rất được ưa chuộng.

Trên đây là 4 phương pháp xây dựng lưới khống chế mặt bằng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả và độ chính xác cao. Bên cạnh đó là sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin, các thiết bị, công cụ hiện đại hỗ trợ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình lập lưới khống chế mặt bằng. 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.