Quy định về ký giáp ranh đất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và hạn chế tranh chấp trong giao dịch bất động sản. Cùng Việt Thanh Group đến với bài viết sau để tìm hiểu.

>Xem thêm:  Dịch vụ làm sổ đỏ tại Thanh Hóa

quy định về ký giáp ranh đất

Ký giáp ranh đất là gì?

Ký giáp ranh đất là thủ tục quan trọng giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc xác định ranh giới thửa đất và trong quá trình cấp sổ đỏ. Việc thực hiện đầy đủ thủ tục này giúp đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của sổ đỏ, đồng thời góp phần bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất và quản lý đất đai hiệu quả.

Ký giáp ranh đất để làm gì và khi nào cần ký giáp ranh đất? 

Ký giáp ranh là thủ tục xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề, đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Xác định diện tích đất chính xác: Giúp làm rõ diện tích thực tế của thửa đất, tạo cơ sở cho việc tính thuế đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
  • Đảm bảo tính pháp lý: Ký giáp ranh góp phần ngăn ngừa tranh chấp về ranh giới thửa đất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
  • Thuận lợi cho giao dịch dân sự: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất…

Ký giáp ranh thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Cấp sổ đỏ lần đầu
  • Cấp lại sổ đỏ/đổi sổ đỏ
  • Đo đạc, cập nhật bản đồ địa chính
  • Kiểm kê đất đai theo chu kỳ
  • Giải quyết tranh chấp đất đai của 2 nhà liền kề
quy định về ký giáp ranh đất
Ký giáp ranh đất thường được áp dụng khi làm sổ đỏ lần đầu để tránh các tranh chấp đất đai

>>Xem thêm: DỊCH VỤ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ TẠI THANH HÓA

Theo quy định chuyển nhượng đất có cần ký giáp ranh không?

Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Bao gồm sổ đỏ, sổ hồng hợp lệ, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013.
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án mới được phép chuyển nhượng.
  • Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện khi thửa đất còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc ký giáp ranh thửa đất không phải là điều kiện bắt buộc để thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Người mua/bán chỉ cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên để thực hiện giao dịch một cách hợp pháp.

Các quy định về ký giáp ranh đất 

Hiện tại, chưa có luật ký giáp ranh nhà đất cụ thể trong Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, dựa trên các quy định hiện hành, ký giáp ranh có thể được hiểu là việc chủ sử dụng đất xác nhận ranh giới, mốc giới và ghi ý kiến về ranh giới đất liền kề.

Trong quá trình làm sổ đỏ, việc ký giáp ranh giữa các hộ gia đình lân cận trên bản đồ mô tả địa giới đóng vai trò quan trọng. Nó là căn cứ để xác định rằng không có tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đúng ranh giới đất đai. Do đó, ký giáp ranh thường được thực hiện khi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu hoặc khi có thay đổi về ranh giới thửa đất.

>>Xem thêm: Cách tính diện tích đất trên sổ đỏ chính xác nhất

Các trường hợp không cần ký giáp ranh đất cần lưu ý

Mặc dù việc ký giáp ranh thường được yêu cầu khi cấp sổ đỏ lần đầu để xác nhận đất không tranh chấp. Tuy nhiên, thủ tục này không bắt buộc trong một số trường hợp cụ thể dưới đây: 

Có đầy đủ giấy tờ theo quy định:

  • Người nộp hồ sơ có các giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp trước ngày 15/10/1993 theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định.

Hộ gia đình, cá nhân liền kề vắng mặt:

  • Trường hợp người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong thời gian đo đạc, ranh giới sẽ được xác định theo bản mô tả do các bên liên quan còn lại và người đo đạc xác nhận.
  • Sau khi đo đạc, đơn vị đo đạc sẽ thông báo vắng mặt trên loa truyền thanh cấp xã và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã.
  • Nếu sau 15 ngày thông báo mà người sử dụng đất liền kề vẫn vắng mặt và không có khiếu nại về tranh chấp ranh giới, mốc giới thì ranh giới sẽ được xác định theo bản mô tả đã lập.
  • Trường hợp người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận bản mô tả ranh giới nhưng không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp sau 10 ngày nhận bản mô tả, ranh giới cũng sẽ được xác nhận theo mô tả.

>>Xem thêm: MÁY TOÀN ĐẠC SATLAB SLT12 hỗ trợ công tác đo đạc khi ký giáp ranh đất

Có giấy tờ/văn bản xác định ranh giới rõ ràng: Thửa đất có giấy tờ/văn bản thỏa thuận, xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới và ranh giới hiện trạng không thay đổi so với bản vẽ.

Giấy tờ pháp lý thể hiện ranh giới rõ ràng: Thửa đất đã có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ đường ranh giới chung với các thửa đất liền kề và ranh giới hiện trạng không thay đổi nhiều so với giấy tờ.

Đất có bờ thửa, cọc mốc cố định: Đất sản xuất nông, lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa, cọc mốc cố định, rõ ràng.

quy định về ký giáp ranh đất

>>Xem thêm: DỊCH VỤ SỬA CHỮA HIỆU CHỈNH THIẾT BỊ ĐO ĐẠC

Thủ tục ký giáp ranh đất

Quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ đề nghị

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Xử lý hồ sơ: Quá trình xử lý hồ sơ được quy định như sau:

Kiểm tra hồ sơ:

  • Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai.
  • Xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp, sự phù hợp với quy hoạch (nếu thiếu giấy tờ theo quy định).
  • Trích đo địa chính hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính do người sử dụng đất nộp (nếu chưa có bản đồ địa chính).

>>Xem thêm: Cách tính diện tích đất trên sổ đỏ chính xác nhất

Niêm yết công khai:

  • Niêm yết kết quả kiểm tra hồ sơ, tình trạng tranh chấp, xác nhận hiện trạng, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban và khu dân cư nơi có đất trong 15 ngày.
  • Xem xét giải quyết ý kiến phản ánh về nội dung công khai và các hồ sơ.

Thẩm định và phê duyệt:

  • Thẩm định hồ sơ, kết quả kiểm tra, niêm yết công khai.
  • Phê duyệt cấp Giấy chứng nhận.

Bước 4. Trả kết quả

Như vậy, việc xác nhận ranh giới thửa đất là một phần trong bước xử lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, không phải là một thủ tục hành chính riêng biệt. Việc xác nhận này  chỉ nhằm đảm bảo tính chính xác, hợp pháp của sổ đỏ, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất và góp phần quản lý đất đai hiệu quả vì vật đây là một quá trình cần thiết để tránh các rắc rối trong tương lai khi mua/bán đất cần lưu ý.

>>Xem thêm: 6 trường hợp sổ đỏ sẽ bị thu hồi năm 2025

Bài viết trên Việt Thanh Group đã cung cấp các thông tin quy định về ký giáp ranh đất, hy vọng những thông tin này sẽ bổ ích đối với quý khách. Việt Thanh Group chuyên cung cấp các thiết bị đo đạc và những dịch vụ địa chất uy tín, nếu quý khách có nhu cầu hay thắc mắc xin vui lòng liên hệ Việt Thanh Group để được tư vấn thêm.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *