Tổng quan về quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật 

13/07/2024
672 lượt xem

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đô thị và khu vực công nghiệp. Bài viết này Việt Thanh Group sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật. 

Hạ tầng kỹ thuật là gì?

Hạ tầng kỹ thuật là một phần quan trọng của đô thị, khu công nghiệp, hoặc khu dân cư. Đây là hệ thống cơ sở vật chất và công trình kỹ thuật hỗ trợ các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống của con người. Hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình như đường xá, cầu cống mà và những hệ thống ngầm, trên không như điện, nước, viễn thông.

Hạ Tầng Kỹ Thuật Là Gì
Hạ Tầng Kỹ Thuật Là Gì

Các thành phần chính của hạ tầng kỹ thuật

  • Giao thông: Hệ thống giao thông bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Các công trình giao thông như cầu, hầm, bến xe, bến cảng và sân bay. 
  •  Cấp thoát nước: Hệ thống cấp thoát nước đảm bảo cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời xử lý và thoát nước thải, nước mưa để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
    • Hệ thống điện: Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động từ sinh hoạt đến sản xuất. Bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, mạng lưới dây dẫn điện và các thiết bị phân phối điện. 
  • Viễn thông: Bao gồm mạng lưới điện thoại, internet, truyền hình cáp và các hệ thống thông tin khác. Các trạm phát sóng, cột anten, dây cáp quang và các thiết bị liên quan. 
    • Xử lý chất thải: Bao gồm các bãi rác, nhà máy xử lý rác thải, và các cơ sở tái chế. Đây là phần không thể thiếu của hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo việc quản lý và xử lý chất thải một cách hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  • Hạ tầng công nghệ:Trong kỷ nguyên số, hạ tầng công nghệ bao gồm các trung tâm dữ liệu, hệ thống máy chủ, mạng máy tính và các thiết bị công nghệ cao.

>>> Xem thêm: Các bước quy hoạch sử dụng đất theo quy định 

Quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật

Việc thi công hạ tầng kỹ thuật cần tuân thủ quy trình chặt chẽ để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số quy trình cơ bản mà công trình nào cũng cần phải tuân theo: 

Quy Trình Thi Công Hạ Tầng Kỹ Thuật
Quy Trình Thi Công Hạ Tầng Kỹ Thuật

Khảo sát và thiết kế

Khảo sát hiện trạng trước khi bắt đầu dự án thi công:  

  • Đo đạc địa hình: Sử dụng các thiết bị như máy toàn đạc điện tử để đo đạc chính xác các yếu tố địa hình, máy thủy bình sử dụng để xác định cao độ chính xác của mặt bằng, giúp thi công san lấp mặt bằng đạt độ phẳng và một số loại máy khác. 
  • Khảo sát địa chất: Thực hiện khoan thăm dò, lấy mẫu đất đá để phân tích đặc tính địa chất của khu vực.

Chuẩn bị thi công

Kế hoạch thi công chi tiết bao gồm các hạng mục công việc, tiến độ thi công Xác định thời gian hoàn thành cho từng hạng mục công việc, và Lập kế hoạch nhân sự và máy móc, thiết bị thi công.

Thi công cơ sở hạ tầng

  • Thi công san lấp mặt bằng 

San lấp mặt bằng là một bước quan trọng trong quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật. Công việc này liên quan đến việc chuẩn bị và tạo ra nền đất theo đúng thiết kế và kế hoạch đã được phê duyệt. 

Để thực hiện san lấp mặt bằng, nhà thầu sẽ tiến hành san phẳng nền đất hiện có hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng như: Máy thủy bình Satlab SAL32, máy thủy bình Leica Na320,...để gạt bỏ các lớp đất, cát không cần thiết trên bề mặt. 

Tiếp theo, làm móng đường, đổ lớp móng bằng vật liệu phù hợp như đá dăm hoặc bê tông và lát mặt đường sử dụng vật liệu như bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng để lát mặt đường.

  • Thi công hệ thống cấp thoát nước

Sau khi san lấp mặt bằng nhà thầu sẽ tiến hành xác định các trục và tuyến thoát nước, phân tích các vị trí dự kiến để lắp đặt hệ thống cống và lắp đặt các hố ga. Quy trình này bao gồm việc đo đạc phạm vi và kích thước cần thiết, sau đó tiến hành các công đoạn thi công như đào và lắp đặt cống cấp thoát nước theo đúng thiết kế đã được phê duyệt.

  • Thi công hệ thống điện

Thi công hệ thống điện bắt đầu bằng việc đào rãnh và đặt cáp điện ngầm hoặc dựng cột điện theo thiết kế đã được phê duyệt. Sau đó, các thiết bị điện như biến áp, hộp điện và các thiết bị điện khác sẽ được lắp đặt vào vị trí. Cuối cùng, toàn bộ hệ thống điện sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hoạt động tốt trước khi tiến hành đóng điện và đưa vào sử dụng.

>>> Xem thêm: Quy trình bảo trì công trình xây dựng 

Quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật cần được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật. 

>> Xem thêm dịch vụ đo đạc bản đồ 

Thẻ:
Chia sẻ bài đăng này
(0)
lượt đánh giá

Bài viết cùng chủ đề

Review

0/5

0 đánh giá

Hiện tại không có đánh giá nào.